Business Intelligence
18 phút đọc

Những lợi ích của Self-Service BI đối với doanh nghiệp

Với thị trường kinh doanh hiện đại ngày nay, dữ liệu là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng giúp cá nhân, tổ chức đưa ra những quyết định, chiến lược đúng đắn. Trong bối cảnh này, sự xuất hiện của Self-Service BI được xem là một công cụ mạnh mẽ, vừa giúp tận dụng dữ liệu vừa mở ra tiềm năng sáng tạo và tăng hiệu quả của quyết định dựa trên dữ liệu. Hãy cùng MDA tìm hiểu sâu hơn về công cụ đột phá này thông qua bài viết dưới đây.

Self-Service BI là gì?

Self-Service BI (Self-Service Business Intelligence) là một cách tiếp cận trong lĩnh vực dữ liệu và thông tin kinh doanh. Công cụ này giúp trực quan hóa dữ liệu và hiển thị kết quả dễ đọc, dễ hiểu hơn đối với mọi người trong tổ chức, đặc biệt là với những người dùng không chuyên, cho phép họ tự truy xuất và phân tích dữ liệu một cách độc lập. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng các công cụ và nền tảng dễ sử dụng, giúp người dùng tạo ra báo cáo, phân tích mà không cần sự trợ giúp của các nhóm chuyên gia về dữ liệu.

Tìm hiểu Self-Service BI là gì?

Tìm hiểu Self-Service BI là gì?

Self-Service BI giúp tổ chức tăng cường khả năng tận dụng dữ liệu và đưa ra quyết định dựa trên thông tin, cũng như thúc đẩy sự linh hoạt với những biến đổi và cơ hội trong thị trường kinh doanh như hiện nay.

So sánh BI truyền thống và Self-Service BI

BI truyền thống từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong xử lý và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, với sự gia tăng không ngừng của nguồn thông tin và nhu cầu sử dụng, Self-service BI đã nổi lên như một phương pháp tiếp cận mới, đột phá hơn.

Phân biệt sự khác nhau giữa BI truyền thống và Self-Service BI

Phân biệt sự khác nhau giữa BI truyền thống và Self-Service BI

Dưới đây là bảng so sánh giữa BI truyền thống và Self-Service BI:

Tiêu chí so sánh BI truyền thống Self-Service BI
Đối tượng Người dùng chủ yếu là các nhóm chuyên gia dữ liệu, các nhà phân tích kinh doanh hay những người có kiến thức chuyên sâu về dữ liệu. Công cụ được thiết kế phục vụ cho tất cả mọi người trong tổ chức, không yêu cầu kiến thức chuyên sâu về dữ liệu, từ quản lý đến nhân viên văn phòng.
Quy trình Dữ liệu sẽ được gửi các nhóm chuyên gia để phân tích, tạo báo cáo và trả lời những câu hỏi liên quan. Cho phép người dùng tự mình truy xuất dữ liệu, tạo báo cáo, thực hiện phân tích mà không cần sự hỗ trợ từ các nhóm chuyên gia.
Tốc độ và tính linh hoạt Thường mất nhiều thời gian, đòi hỏi quá trình xử lý dữ liệu và phân tích kỹ thuật cao. Nhanh chóng và linh hoạt, có thể tạo báo cáo và thực hiện phân tích trong thời gian ngắn.
Giao diện hệ thống Hệ thống phức tạp, yêu cầu có kiến thức chuyên sâu về công cụ và ngôn ngữ dữ liệu. Giao diện thân thiện, dễ sử dụng giúp người dùng không chuyên về dữ liệu có thể tương tác và tạo báo cáo một cách dễ dàng.
Tự chủ với dữ liệu Hệ thống có tính cố định, người dùng không có quyền tùy chỉnh và tạo báo cáo theo ý muốn. Cho phép người dùng chủ động với dữ liệu, tạo và chỉnh sửa báo cáo theo nhu cầu cụ thể mà không cần chờ đợi sự hỗ trợ từ chuyên gia.

Như vậy, so với BI truyền thống, Self-Service BI nổi trội hơn ở việc làm cho dữ liệu dễ tiếp cận và trực quan hơn cho tất cả mọi người trong tổ chức, giúp người dùng tự khám phá và sử dụng thông tin một cách linh hoạt và nhanh chóng. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, hãy đăng ký tham gia khóa học Business Intelligence online chuyên nghiệp tại MDA ngay để có kiến thức và tư duy bài bản về dữ liệu, phục vụ cho những quyết định, chiến lược kinh doanh.

Lợi ích của Self-Service BI đối với doanh nghiệp

Self-Service BI không chỉ tập trung vào việc xử lý dữ liệu mà còn có mục tiêu cao hơn là tạo ra một môi trường mà dữ liệu trở nên dễ dàng tiếp cận đối với mọi người trong tổ chức. Dưới đây là những lợi ích mà công cụ này mang lại dành cho doanh nghiệp trong quá trình đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Self-Service BI có vai trò gì đối với doanh nghiệp?

Self-Service BI có vai trò gì đối với doanh nghiệp?

Thúc đẩy quá trình ra quyết định

Self-Service BI giúp quá trình phân tích dữ liệu và ra quyết định nhanh hơn. Thông qua việc cho phép nhân viên ở mọi cấp bậc truy xuất, hiểu và phân tích dữ liệu một cách độc lập, quá trình kinh doanh được tăng tốc vì người dùng có thể nhanh chóng phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định, hành động ngay sau đó.

Dùng insight làm đòn bẩy

Mọi người trong tổ chức, từ những bộ phận khác nhau có thể dễ dàng truy xuất và phân tích dữ liệu. Nhờ công cụ Self-Service BI, người dùng có thể hình dung và hiểu được dữ liệu mà họ cần. Insight từ những dữ liệu này sẽ cung cấp cho người dùng cái nhìn sâu sắc về thị hiếu khách hàng, xu hướng thị trường để từ đó cải thiện quyết định kinh doanh hiệu quả, nhanh chóng.

Đẩy mạnh quá trình hợp tác

Self-Service BI không chỉ mang đến những insight giá trị cho tổ chức mà còn đẩy mạnh quá trình hợp tác, kết nối giữa các bộ phận khác nhau trong cùng một tổ chức. Sự hợp tác này cho phép tất cả các bộ phận cùng suy nghĩ và lên ý tưởng để dự án được hoàn thiện, hiệu quả nhất. Từ đó góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và dễ dàng hơn nhờ sự nhìn nhận, hỗ trợ của nhiều thành viên.

Đơn giản hóa quá trình thực hiện công việc

Đối với doanh nghiệp, việc triển khai Self-Service BI tạo điều kiện để quá trình thực hiện công việc trở nên đơn giản hơn. Mọi thành viên trong bộ phận có thể phối hợp làm việc một cách nhịp nhàng. Nhờ sự hỗ trợ của Self-Service BI, quản lý có thể phân bổ công việc trong thời gian ngắn, đồng thời nhân viên sẽ cập nhật tiến độ công việc một cách kịp thời.

Phiên bản đáng tin cậy

Đánh bại sự phức tạp và chậm trễ của bảng tính, Data Pipeline trên Self-Service BI được liên tục cập nhật, duy nhất và nhất quán. Điều này vô cùng quan trọng vì dữ liệu sẽ được cung cấp kịp thời cho người ra quyết định. Bên cạnh đó, công cụ này còn giúp tạo nên một môi trường làm việc minh bạch, đáng tin cậy vì chỉ cho phép một luồng thông tin duy nhất và thống nhất trên toàn hệ thống.

Tạo nên lợi thế cạnh tranh

Việc sử dụng Self-Service BI giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường kinh doanh. Khi những công ty đối thủ đang mất thời gian tìm cách phân tích dữ liệu hay chờ đợi báo cáo thì lúc đó công ty của bạn đã có thể đưa ra những quyết định, chiến lược kinh doanh dựa trên insight về dữ liệu chính của mình.

Những thách thức của công cụ Self-Service BI

Những khó khăn khi sử dụng công cụ Self-Service BI

Những khó khăn khi sử dụng công cụ Self-Service BI

Những lợi ích to lớn mà Self-Service BI mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, quá trình triển khai Self-Service BI cũng đặt ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp.

  • Chưa được các nhà kinh doanh chấp nhận: Trong các tổ chức, các cấp quản lý muốn dựa vào kiến thức và trực giác cá nhân để từ đó đưa ra quyết định thay vì sử dụng công cụ Self-Service BI.
  • Kết quả phân tích chưa chính xác: Vì bộ dữ liệu chưa hoàn chỉnh hay có những lỗi không xác định được, các truy vấn có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Bên cạnh đó, còn xuất hiện rủi ro về thông tin không nhất quán giữa các phiên bản khác nhau của cùng một dữ liệu. Những vấn đề này có thể khiến cho kết quả cuối cùng bị sai lệch và hệ quả lớn nhất chính là quyết định kinh doanh kém hiệu quả.
  • Vấn đề về bảo mật, quyền riêng tư dữ liệu: Việc mở rộng quyền truy cập dữ liệu có thể gây ra những vấn đề về bảo mật và quản lý dữ liệu. Ví dụ, việc truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm chính là đang vi phạm các quy định về quyền riêng tư dữ liệu và tiêu chuẩn đạo đức doanh nghiệp.
  • Triển khai không kiểm soát: Khi triển khai Self-Service BI, môi trường dữ liệu có thể bị hỗn loạn nếu không có sự giám sát chặt chẽ. Nếu không có sự kiểm soát tập trung từ phía BI, các Data Warehouse không nhất quán sẽ xuất hiện, gây cản trở quá trình đưa ra quyết định và chiến lược kinh doanh của tổ chức.

Cách thiết lập chiến lược Self-Service BI

Thiết lập chiến lược Self-Service BI như thế nào?

Thiết lập chiến lược Self-Service BI như thế nào?

Để tăng tốc quy trình làm việc của tổ chức, mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược triển khai Self-Service BI một cách hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp có thể tùy chỉnh chiến lược theo nhu cầu của riêng mình nhưng phải đáp ứng những yêu cầu dưới đây:

  • Dễ sử dụng: Xây dựng giao diện hệ thống trực quan và thân thiện với người dùng không có chuyên môn về dữ liệu.
  • Xác định vai trò và quyền truy cập: Quyết định người dùng nào có quyền truy cập cũng như thực hiện những hành động, tính năng nào trong từng kho dữ liệu cụ thể.
  • Hỗ trợ bước đầu: Giới thiệu những tính năng đặc biệt của Self-Service BI với những người dùng mới và có chương trình đào tạo, hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng.
  • Giám sát quá trình sử dụng: Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh khi cần thiết vì không phải người dùng nào cũng có thể sử dụng ổn định công cụ mới này.
  • Tạo điều kiện cho nhân viên kể chuyện bằng dữ liệu: Trao quyền Data Storytelling từ những insight được cung cấp bởi các công cụ Self-Service BI, nhằm để người khác hiểu dữ liệu đang muốn nói với chúng ta điều gì.
  • Thiết bị di động: Cho phép người dùng truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi để kịp thời nắm được những thông tin quan trọng, đẩy nhanh tiến độ đưa ra quyết định kinh doanh.

Các công cụ Self-Service BI

Như đã đề cập trước đó, những lợi ích mà công cụ Self-Service BI mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn. Để tận dụng tối đa các lợi ích đó, ở phần cuối của bài viết này, MDA sẽ giới thiệu một số công cụ phù hợp với những nhu cầu khác nhau của tổ chức.

Các công cụ Self-Service BI

Các công cụ Self-Service BI

Trình kết nối dữ liệu

Người dùng có thể dễ dàng kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau và tổng hợp chúng và tiến hành phân tích toàn diện. Các nguồn dữ liệu có thể kể đến như: Box, Azure Synapse, Google Drive, One Drive, Google BigQuery, Microsoft Analysis Service,…

Giao diện trực quan

Các công cụ Self-Service BI chuyên nghiệp giúp người dùng dễ dàng chọn các trường hay biến dữ liệu từ nhiều bảng trong nguồn cấp dữ liệu, sau đó chỉ cần kéo thả vào các trình phân tích riêng biệt và ngay lập tức sẽ xây dựng hệ thống dữ liệu một cách trực quan nhất.

Bảng điều khiển

Bảng điều khiển (hay Dashboard) là công cụ giúp quản lý thông tin kinh doanh thông minh, phân tích và hiển thị trực quan các mẫu dữ liệu. Bảng điều khiển có thể được trình bày dưới dạng biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ đường hoặc bất kỳ hình thức trực quan khác. Các tính năng chính gồm thao tác kéo thả, kết hợp dữ liệu hay các cơ sở dữ liệu.

Luồng năng suất tích hợp

Cuối cùng là khả năng tích hợp những ứng dụng mà đội nhóm của bạn đã sử dụng. Thông qua việc kết nối các ứng dụng này, luồng công việc sẽ không bị gián đoạn, đảm bảo tự động nhận tác vụ, trò chuyện ở cùng một nơi giúp gắn kết và chia sẻ thông tin, tài liệu giữa các bộ phận với nhau, hợp tác cùng phát triển. Từ đó, hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao.

Ở bài viết trên, MDA đã chia sẻ những thông tin quan trọng liên quan đến công cụ hỗ trợ kinh doanh hiện đại – Self-Service BI. Có thể nói, công cụ đặc biệt này giúp doanh nghiệp nắm bắt dữ liệu nhanh chóng, đồng thời xây dựng một văn hóa tổ chức dựa trên thông tin, tạo nên môi trường làm việc linh hoạt và năng động. Sức mạnh của Self-Service BI thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định chiến lược và tiến lên mục tiêu phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp đạt được ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Hãy LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi để nhận tư vấn về các khóa học dữ liệu, nâng cao kiến thức cơ bản và phát triển tư duy logic trong lĩnh vực dữ liệu.

Thông Tin Liên Hệ:

“Mastering Data Analytics – Đào tạo hàng đầu về Data Analytics Việt Nam”

  • 🏠Địa chỉ: 28 Đường B2, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM
  • 📩Email: sales@mastering-da.com

☎️Hotline: 028 888 68689