Knowledge
8 phút đọc

Data Architect là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành Kiến trúc sư dữ liệu

Trong thời đại số hóa, dữ liệu là tài sản quý giá của các doanh nghiệp. Để có thể khai thác hiệu quả dữ liệu, các doanh nghiệp cần có một kiến trúc dữ liệu vững chắc. Vai trò của Data Architect ngày càng trở nên quan trọng trong một thế giới kỹ thuật số, nơi dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định kinh doanh và phát triển sản phẩm/ dịch vụ. Nếu bạn có đam mê với dữ liệu và muốn phát triển trong lĩnh vực này, hãy cùng MDA tìm hiểu về Data Architect là gì và những kỹ năng cần có để trở thành một Data Architect trong bài viết này nhé!

Data Architect là gì?

Data Architect là một nghề quan trọng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin hay khoa học dữ liệu. Người Data Architect đóng vai trò là người chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng, triển khai và quản lý kiến trúc dữ liệu trong một tổ chức hoặc cộng đồng, xã hội. Công việc của họ bao gồm việc xác định cách dữ liệu được tổ chức, lưu trữ, truy cập và xử lý để đảm bảo tính nhất quán, hiệu quả và an toàn của dữ liệu.

Data Architect - Kiến trúc sư dữ liệu là gì?

Tìm hiểu về Data Architect là gì

Data Architect cần phải hiểu rõ về các công nghệ, cơ sở dữ liệu, và kiến thức về quản lý dữ liệu. Họ cũng phải có khả năng làm việc cùng các bộ phận khác trong tổ chức để đảm bảo rằng kiến trúc dữ liệu phù hợp với mục tiêu kinh doanh và yêu cầu kỹ thuật của dự án.

Thu nhập của một Kiến trúc sư dữ liệu?

Theo báo cáo mới nhất từ Cục thống kê về Lao động của Mỹ (The Bureau of Labor Statistics), những người thực hiện công việc liên quan đến phân tích hệ thống máy tính, bao gồm cả Data Architect, đang thu hút sự chú ý với mức thu nhập ấn tượng và ổn định, với mức trung bình khoảng $77,740 mỗi năm. Chuyển sang đơn vị giờ làm việc, Kiến trúc sư dữ liệu có khả năng kiếm được khoảng $37.38 mỗi giờ.

Thu nhập của Data Architect

Thu nhập trung bình của một Data Architect

Thu nhập của một Data Architect có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, kinh nghiệm, trình độ học vấn, kỹ năng và ngành mà họ đang hoạt động. Mức thu nhập của Kiến trúc sư dữ liệu tại Việt Nam có sự biến động lớn và phụ thuộc vào các yếu tố trên và có thể dao động từ khoảng 15 triệu đến 30 triệu VNĐ mỗi tháng. Lưu ý các con số này có thể sẽ thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào tình hình thị trường lao động và yêu cầu công việc cụ thể.

Yêu cầu về học vấn của Data Architect

Để trở thành một Kiến trúc sư dữ liệu, bạn cần có bằng Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành liên quan đến khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm hay các ngành liên quan khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.

Học vấn của Kiến trúc sư dữ liệu

Yêu cầu về học vấn của Kiến trúc sư dữ liệu

Ngoài ra, Data Architect cũng cần có kiến thức về các công nghệ và ứng dụng phổ biến hiện nay như SQL, NoSQL, Hadoop, Big Data và Machine Learning. Việc duy trì kiến thức liên tục và tham gia vào các khóa học và chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực dữ liệu là một phần quan trọng của sự phát triển nghề nghiệp của Data Architect.

Xem thêm: Giới Thiệu Machine Learning Trên Power BI Service

Những kỹ năng cần có của Data Architect

Data Architect là một vị trí công việc có nhiều thách thức, nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển. Để trở thành một Data Architect thành công, cần có sự kết hợp giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Data Architect cần có những kỹ năng gì?

Những kỹ năng phải có để trở thành Data Architect chuyên nghiệp

Về kỹ năng cứng, Data Architect cần có kiến thức và kỹ năng về cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, phân tích dữ liệu. Cụ thể, Data Architect cần có khả năng phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm dữ liệu thô, dữ liệu có cấu trúc, dữ liệu phi cấu trúc. Từ đó, Data Architect có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu.

Về kỹ năng mềm, Kiến trúc sư dữ liệu cần có những kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng giao tiếp: Data Architect phải có khả năng giao tiếp tốt với các thành viên trong công ty và truyền đạt những ý tưởng của mình một cách rõ ràng. Họ cần có khả năng trình bày mạch lạc về các yêu cầu, giải pháp, và kết quả của dự án. Điều này giúp các bên liên quan hiểu rõ về dự án và đưa ra các quyết định phù hợp.
  • Tính cẩn thận, tỉ mỉ, chú trọng chi tiết: Dữ liệu càng phức tạp thì hệ thống cơ sở dữ liệu càng cần được thiết kế và xây dựng cẩn thận. Do đó, Data Architect cần có sự cẩn thận và tỉ mỉ trong từng khâu khi làm việc trong một hệ thống lớn.
  • Kỹ năng suy luận: Data Architect là một trong những đội ngũ tiếp xúc với code nhiều nhất. Họ cần sử dụng code và các thuật toán phức tạp để biến dữ liệu thô thành các tập hợp, định dạng đúng chuẩn để phân tích. Quá trình này đòi hỏi kỹ năng suy luận tốt để có thể hiểu được các vấn đề và đưa ra các giải pháp phù hợp.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Hệ thống dữ liệu là một hệ thống phức tạp và quan trọng. Một lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến hệ thống đình trệ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, Kiến trúc sư dữ liệu cần có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt để có thể nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh.

Kết luận

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Data Architect là gì và những kỹ năng cần có để trở thành một Data Architect chuyên nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu, hãy cùng tham gia Khóa học Data Analysis tại MDA để được trang bị những kiến thức, kỹ năng và công cụ cần thiết để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Thông Tin Liên Hệ:

“Mastering Data Analytics – Đào tạo hàng đầu về Data Analytics Việt Nam”