Nâng trình phân tích dữ liệu kinh doanh bằng những khóa học của MDA
Roadmap là gì? Vai trò của Roadmap trong phân tích kinh doanh
Mục Lục
Roadmap là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh. Đối với nhiều doanh nghiệp hay dự án, Roadmap là điều kiện quan trọng để vạch ra những hướng đi trong kế hoạch kinh doanh và đạt được mục tiêu trong chiến lược dài hạn của mình. Trong bài viết dưới đây, MDA cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết hơn về Roadmap là gì? Vai trò của Roadmap trong doanh nghiệp và đặc biệt là cách phân biệt Project Roadmap và Product Roadmap.
Roadmap là gì?
Roadmap trong tiếng Việt mang nghĩa lộ trình, là một công cụ vạch ra hướng đi mà bạn sẽ thực hiện để đạt được kế hoạch kinh doanh và đáp ứng những mục tiêu chiến lược dài hạn của mình. Nhà lãnh đạo của công ty và sản phẩm kinh doanh sử dụng Roadmap để truyền đạt tầm nhìn cũng như kế hoạch của tổ chức ở mọi giai đoạn phát triển, bắt đầu từ thời điểm khởi nghiệp.
Roadmap thường được sắp xếp theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Các thành phần có trong một lộ trình gồm:
- Mục tiêu: là các mục tiêu cần đạt được như doanh thu hoặc mức tăng trưởng cụ thể.
- Sáng kiến: là những hoạt động chính cần làm để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu.
- Các dấu mốc quan trọng: là thời gian dự kiến cho những mốc nổi bật, thường được thể hiện dưới dạng ngày, tuần, tháng, năm.
- Sự phụ thuộc: là những điều phải được hoàn thành trước khi hoạt động khác được bắt đầu hoặc có thể ảnh hưởng đến tiến độ cho những sáng kiến sau. Đó thường là những công việc có liên quan đến nhau hoặc các bên liên quan với bên ngoài.
Tìm hiểu thêm: Data Driven là gì? Những điều cần biết về Data Driven
Vai trò quan trọng của Roadmap
Roadmap giúp tập trung nhiệm vụ, tạo sự thống nhất trong toàn bộ tổ chức và giúp định hình tầm nhìn dài hạn. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vai trò quan trọng của Roadmap trong kinh doanh dưới đây.
Vai trò của Roadmap đối với doanh nghiệp
Những vai trò của Roadmap là gì? Lộ trình giúp bạn hình dung được những gì cần thiết để biến tầm nhìn của công ty trở thành hiện thực và thời điểm hoàn thành. Bạn có thể trình bày những hoạt động trong tháng, quý, năm hoặc bất kỳ mốc thời gian mong muốn nào.
Bản chất của lộ trình kinh doanh là linh hoạt. Trong các khoảng thời gian khác nhau, lộ trình đã xây dựng ban đầu có thể được điều chỉnh để phù hợp với hướng đi và cơ hội. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo những điều được thêm, bớt, điều chỉnh phải phù hợp.
Một khía cạnh khác về sự linh hoạt của Roadmap là đối tượng có thể được thể hiện một cách cụ thể hoặc trừu tượng. Yếu tố này phụ thuộc và nhu cầu của bạn, các giai đoạn phát triển kinh doanh và quy mô nhóm thực hiện.
Lộ trình giúp doanh nghiệp mở rộng được quy mô và đổi mới. Với bất kể ngành nghề, lĩnh vực nào, đây cũng là công cụ để mọi người trong tổ chức hiểu được mục tiêu chính. Đồng thời, bộ phận cấp cao trong doanh nghiệp cũng truyền đạt được thực trạng và hành động kinh doanh.
Vai trò của Roadmap trong phân tích dữ liệu cho doanh nghiệp hoặc cá nhân
Roadmap sẽ giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân xây dựng được kế hoạch triển khai cho các dự án Data Analysis từ thiết lập quy trình, cách quản lý tiến độ, thời gian, phân bổ nguồn lực và KPI,… hợp lý. Khi đó, Roadmap sẽ không còn là một bản kế hoạch cố định mà còn là một công cụ đánh giá và cập nhật liên tục.
Ngoài ra khi tổ chức bị mắc kẹt một vòng lặp hoặc đang đương đầu với việc tìm kiếm giải pháp cho sản phẩm và dịch vụ khi bước vào thị trường mới khi quy trình sử dụng dữ liệu gặp nhiều khó khăn. Lúc đó, Roadmap sẽ giúp bạn nhanh chóng đánh giá hiệu quả mà dữ liệu đem lại ở từng giai đoạn, cho phép bạn thực hiện các điều chỉnh tối ưu hóa để tạo ra giải pháp kịp thời. Ví dụ: cập nhật xu hướng/công cụ mới hoặc bổ sung dữ liệu thị trường có thể giúp bạn dự đoán chính xác hơn các cơ hội và thách thức.
Phân biệt Project Roadmap và Product Roadmap
Sản phẩm là những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp đến một nhóm người dùng. Dự án là chuỗi những nhiệm vụ, kế hoạch được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
Điểm khác biệt giữa Project Roadmap và Product Roadmap là gì? Bạn hãy theo dõi bảng dưới đây để hạn chế sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này.
Tiêu chí | Product Roadmap | Project Roadmap |
Mục đích tổng thể | Sử dụng để truyền đạt lộ trình chiến lược phát triển của sản phẩm để đạt được mục tiêu kinh doanh. | Sử dụng để truyền đạt những nhiệm vụ cần thiết để hoàn thành dự án |
Các thành phần |
|
|
Quá trình tạo | Người quản lý sản phẩm làm việc với các phòng ban như kỹ thuật, bán hàng, tiếp thị, nhóm điều hành để xây dựng kế hoạch. | Người quản lý dự án xem xét những nguồn lực tổng thể và năng lực của nhóm, các dấu mốc quan trọng để thực hiện dự án. |
Quá trình chia sẻ | Giúp các nhóm hiểu được chiến lược tổng thể và những chi tiết khác liên quan đến hoạt động triển khai phát triển. Từ đó, mọi người biết được các chức năng sản phẩm tác động đến khách hàng như thế nào. | Giúp các phòng ban, nhóm nội bộ hiểu được tiến trình, cột mốc cụ thể của dự án. Đồng thời, các phòng ban hiểu được những hạn chế về ngân sách, nguồn lực có tác động hay liên quan thế nào đến dự án. |
Những sai lầm thường gặp về Roadmap
Những sai lầm thường gặp khi nhắc đến Roadmap là gì? Dưới đây là những vấn đề chúng tôi tổng hợp được trong quá trình tư vấn về Roadmap.
Roadmap không phải là một backlog
Điều đầu tiên bạn cần nắm được là Roadmap không phải là một backlog. Vậy sự khác biệt giữa backlog và Roadmap là gì? Roadmap giúp xác định “tại sao bạn phải làm điều này”. Trong khi đó, backlog giúp bạn trả lời cho câu hỏi “bạn đang xây dựng điều gì”.
Roadmap không phải là một công cụ theo dõi quản lý dự án
Roadmap không phải là một công cụ để giúp bạn theo dõi hay quản lý các hoạt động trong dự án. Lộ trình giúp bạn định hướng, xác định những hoạt động phải làm, phải đạt được theo mốc thời gian cụ thể.
Road không phải là một danh sách các tính năng
Tùy theo từng dạng Roadmap mà những thông tin được thể hiện trong bản lộ trình sẽ khác nhau. Đó có thể gồm tính năng (trong Product Roadmap), những hoạt động thực hiện (trong Project Roadmap), mục tiêu phải đạt được (trong Marketing Roadmap)… Bên cạnh đó, tính năng được thể hiện trong Roadmap thường chỉ là tính năng quan trọng nổi bật.
Cách tạo một Roadmap
Cách tạo một Roadmap là gì? Để tạo nên một Roadmap tuyệt vời, bạn cần thực hiện những hoạt động sau:
- Thứ nhất là đặt mục tiêu. Bạn đã có chiến lược rõ ràng chưa? Nếu chưa có, hãy đặt ra tầm nhìn và chiến lược cho những điều bạn đang muốn hướng tới. Xác định mục tiêu sẽ hỗ trợ tốt cho chiến lược và cách sử dụng những thước đo phù hợp. Mục tiêu bạn hướng tới có thể là về doanh thu hay mức độ hoàn thành tuyển dụng.
- Thứ hai là thu thập thông tin đầu vào từ đối tác, đồng nghiệp, bộ phận nghiên cứu thị trường, khách hàng để xây dựng kế hoạch. Những ý kiến, quan điểm, thông tin từ đối tượng này giúp bạn trau dồi được tầm nhìn và thể hiện rõ mục tiêu của mình.
- Thứ ba là xác định chủ đề hoặc sáng kiến cho lượng thông tin đã thu thập. Các chủ đề này giúp làm nổi bật lên những lĩnh vực trọng tâm. Đồng thời, đây cũng là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch cho các công việc trong tương lai.
- Thứ tư là sắp xếp và đặt những chủ đề theo thứ tự ưu tiên. Bạn sắp xếp những chủ đề công việc theo hạng mục cụ thể để có thể hiểu chính xác những điều cần làm. Hoạt động giúp đảm bảo công việc bạn đang giành nhiều thời gian phù hợp với chiến lược.
- Thứ năm là hiệu chỉnh lại lộ trình để phù hợp với khán giả của bạn. Ở bước này, bạn cần xác định khán giả là ai và họ cần điều gì? Ví dụ, khán giả là phòng bán hàng, bạn phải trình bày được những mục công việc cụ thể.
- Thứ sáu là điều chỉnh lại Roadmap khi cần. Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, Roadmap mang tính linh hoạt và có thể thay đổi sao cho phù hợp với các cơ hội, thách thức.
Một số dạng Roadmap phổ biến hiện nay
Những dạng Roadmap phổ biến hiện nay gồm:
- Timeline Roadmap dùng để sắp xếp các bước thực hiện hay cột mốc theo thứ tự thời gian. Lộ trình này giúp hiển thị tiến độ dự án theo dòng thời gian cụ thể.
- Product Roadmap được sử dụng để quản lý cách phát triển sản phẩm, thể hiện tính năng hay những cải tiến cần thực hiện.
- Project Roadmap dùng để biểu đồ hóa các bước và những hoạt động cụ thể. Từ đó, người quản lý có thể theo dõi được tiến độ và nguồn lực thực hiện.
- Marketing Roadmap được sử dụng trong hoạt động tiếp thị. Mục tiêu là để xác định chiến dịch và những sự kiện marketing quan trọng trong tương lai.
Ví dụ về Roadmap
Roadmap chiến lược này được thực hiện trong 5 năm và tập trung vào 3 chủ đề là:
- Customers & Growth: Khách hàng & Tăng trưởng
- Products & Innovation: Sản phẩm & Đổi mới
- Operational Efficiency: Hiệu quả hoạt động
Bài viết đã chia sẻ chi tiết đến bạn thông tin Roadmap là gì? Vai trò của Roadmap trong phân tích dữ liệu đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giúp bạn xây dựng một Roadmap thông minh, tiện lợi thông qua các bước cụ thể. Nếu bạn mong muốn khám phá sâu hơn về phân tích dữ liệu trong kinh doanh, hãy đăng ký ngay Khóa học Phân tích Kinh doanh tại MDA để mở cửa cho một thế giới kiến thức và kỹ năng đầy tiềm năng.