Nâng trình phân tích dữ liệu kinh doanh bằng những khóa học của MDA
Vòng đời dữ liệu – Data Life Cycle là gì? Tầm quan trọng của vòng đời dữ liệu
Mục Lục
Dữ liệu kể từ khi được tạo cho đến khi được loại bỏ sẽ trải qua quá trình gồm nhiều giai đoạn. Trong từng giai đoạn, dữ liệu sẽ được biến đổi, tác động hay sử dụng cho những mục đích khác nhau. Ở nội dung bài viết dưới đây, Mastering DA sẽ chia sẻ đến bạn thông tin Data Life Cycle là gì và các giai đoạn cụ thể trong vòng đời dữ liệu.
Data Life Cycle là gì?
Data Life Cycle là gì? Data Life Cycle còn được biết đến với tên gọi vòng đời dữ liệu. Bạn có thể hiểu đây là trình tự các giai đoạn mà một đơn dữ liệu cụ thể được trải qua kể từ khi được tạo hoặc thu thập ban đầu cho tới khi chúng được lưu trữ hay xóa bỏ.
Các giai đoạn của vòng đời dữ liệu
Tùy theo từng đơn vị nghiên cứu khác nhau mà các giai đoạn của vòng đời dữ liệu sẽ khác nhau. Theo Hệ thống Học tập Wiley CMAexcel (WCMALS) ở phiên bản 2020, Data Life Cycle bao gồm 8 giai đoạn. Dưới đây là chi tiết từng giai đoạn theo hệ thống:
- Giai đoạn thu thập data: Các phương pháp được thực hiện bao gồm: Nhập dữ liệu thủ công, sau đó tiến hành thu thập dữ liệu (Nhập dữ liệu hiện có – dữ liệu thứ cấp được tạo ra từ những tổ chức ngoài doanh nghiệp). Cuối cùng là tiếp nhận tín hiệu bằng cách thu thập data từ những thiết bị, phần mềm, công cụ sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
- Bảo trì dữ liệu: Khi hoàn thành bước 1, dữ liệu cần được biến đổi, xử lý để trở nên thân thiện với người dùng và có thể sử dụng được. Những hành động trong quá trình chuyển đổi gồm loại bỏ trùng lặp, sắp xếp theo thứ tự, di chuyển, làm sạch,…
- Tổng hợp dữ liệu: Hành động được thực hiện phổ biến trong giai đoạn ba là thống kê và kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn hoặc thử nghiệm. Mục đích của hoạt động này là tạo nên những ước tính tổng thể tốt hơn và đáp ứng yêu cầu dữ liệu.
- Dùng dữ liệu: Lúc này, data được sử dụng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh như lập kế hoạch chiến lược, xử lý hóa đơn, gửi đơn đặt hàng, quản lý quan hệ khách hàng, lập kế hoạch marketing, phân đoạn thị trường,…
- Phân tích dữ liệu: Trong bước này, mọi người sử dụng các phương pháp để biến dữ liệu thô thành thông tin có ích và hiểu biết kinh doanh. Phương pháp được áp dụng phổ biến là trực quan hóa dữ liệu.
- Công bố dữ liệu: Khi đến bước này, dữ liệu được gửi ra ngoài tổ chức như gửi báo giá đến khách hàng, xuất bản thông tin báo cáo tài chính lên website của công ty, công bố thứ hạng thi cử,…
- Lưu trữ dữ liệu: Quá trình này gồm xóa dữ liệu khỏi môi trường hiện đang sử dụng để đưa vào lưu trữ, phục vụ cho hoạt động trong tương lai.
- Xóa dữ liệu: Đây là bước cuối cùng của Data Life Cycle. Hoạt động được thực hiện gồm xóa dữ liệu không dùng đến hay không cần thiết, không hữu ích khỏi hệ thống. Hoạt động xóa phải được lên kế hoạch để tránh nhầm lẫn, đảm bảo yêu cầu pháp lý hay chính sách bảo toàn thông tin của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Tích hợp dữ liệu (Data Integration) là gì? Tại sao phải tích hợp dữ liệu?
Tầm quan trọng khi hiểu rõ về Data Life Cycle là gì?
Sau khi nắm được khái quát về Data Life Cycle là gì thì việc hiểu rõ vai trò của Data Life Cycle cũng rất quan trọng. Trong cuộc sống và công việc hiện nay, xung quanh bạn là thông tin và dữ liệu. Ngay cả khi bạn không làm việc trực tiếp với dữ liệu hay dự án của tổ chức thì việc thấu hiểu vòng đời dữ liệu cũng mang đến nhiều lợi ích.
Đầu tiên, thấu hiểu về đối tượng này giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn với những người làm việc với chúng. Từ đó, hiệu quả công việc chung của tổ chức được nâng cao. Hiểu rõ về khối kiến thức này cũng giúp bạn hình thành nên những dự án hay sáng kiến tiềm năng.
Dữ liệu là yếu tố cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của toàn bộ các khía cạnh của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng dữ liệu hiệu quả góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của công ty. Hiểu về Data Life Cycle còn giúp doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro liên quan đến pháp lý hay quy định của tổ chức.
Mối quan hệ giữa vòng đời dữ liệu và phân tích dữ liệu
Vòng đời dữ liệu và phân tích dữ liệu là hai khái niệm khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vòng đời dữ liệu là quy trình gồm 8 bước kể từ khi data được tạo cho tới khi xóa hoàn toàn. Trong khi đó, phân tích là một bước trong 8 bước đó và tập trung vào tìm hiểu thông tin được rút ra từ lượng dữ liệu đã có.
Bạn cũng có thể hiểu sự khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm đó là: Vòng đời dữ liệu đề cập đến các giai đoạn mà dữ liệu được trải qua trong suốt thời gian xuất hiện. Trong khi đó, phân tích dữ liệu là sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để chuyển đổi dữ liệu.
Dữ liệu trong một doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu và được cập nhật, bổ sung mỗi ngày. Bài viết của MDA đã chia sẻ đến bạn chi tiết Data Life Cycle là gì và các giai đoạn có trong vòng đời dữ liệu và tầm quan trọng của đối tượng trong doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này, Khóa học phân tích kinh doanh của Mastering DA là một lựa chọn tuyệt vời khi giúp bạn bổ sung những kiến thức bài bản và thực tiễn về phân tích dữ liệu trong hoạt động kinh doanh. Nhanh tay đăng ký đừng bỏ lỡ nhé!
Thông Tin Liên Hệ:
“Mastering Data Analytics – Đào tạo hàng đầu về Data Analytics Việt Nam”
-
-
- 🏠Địa chỉ: 28 Đường B2, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM
- 📩Email: sales@mastering-da.com
- ☎️Hotline: 028 888 68689
-