Uncategorized
7 phút đọc

Business Intelligence Analyst – Ngành Hot, Lương Cao

Business Intelligence (BI Analyst) đang là ngành nghề hot không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu. Không khó để nhận thấy tầm quan trọng của dữ liệu trong hầu hết các ngành nghề, từ sản xuất, kinh doanh, marketing cho tới các lĩnh vực về y tế. Tuy nhiên vai trò của họ không chỉ giới hạn ở việc phân tích dữ liệu, mà còn đóng góp quan trọng vào quyết định chiến lược của tổ chức. Để hiểu rõ về BI Analyst là gì và những kỹ năng gì là cần thiết để trở thành một Business Intelligence Analyst. Hãy cùng MDA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt Business Intelligence và Data Analyst

Business Intelligence sử dụng kỹ năng, công nghệ để thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích toàn bộ các loại dữ liệu thô từ nhiều nguồn khác nhau thành các biểu đồ, hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ tương tác, mang đến cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cái nhìn từ tổng thể về bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp cung cấp các thông tin chi tiết của tất cả các mảng nghiệp vụ trong doanh nghiệp.
Data Analyst là những người thu thập, làm sạch, phân tích và trực quan hóa dữ liệu từ đó tìm ra được insights để đưa ra các quyết định hiệu quả và tối ưu hơn. Data Analyst sẽ đi kèm với domain knowledge, ví dụ như về Marketing, Finance, Risk… Bởi vì những vấn đề liên quan đến business thường cần những giải pháp chuyên ngành, nếu không sẽ rất khó để extract thông tin từ data và đưa ra quyết định tốt nhất.

Ưu điểm và Khó khăn của Business Intelligence và Data Analyst

Ưu điểm

Những ưu điểm của Business Intelligence:
  • Lương khởi điểm khá cao: lương khởi điểm thường khá cao.
  • Cơ hội nghề nghiệp nhiều: Lượng dữ liệu luôn ngày càng nhiều vì vậy các doanh nghiệp cần người có khả năng phân tích dữ liệu.
  • Cơ hội thăng tiến rộng: có thể chuyển sang các vị trí mới và cao hơn như Data Engineer và Data Scientist.
  • Công việc không quá nặng về lập trình: Data Analyst sẽ không yêu cầu quá nhiều về lập trình. Bạn cần có một tư duy phân tích dữ liệu và thành thạo sử dụng công cụ phân tích như Power BI, Excel,…
  • Bạn sẽ được tự do sáng tạo: Công việc của Data Analyst là thiết kế báo cáo một cách khoa học. Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo theo phong cách riêng của bạn.

Khó khăn

Những khó khăn của Business Intelligence:
  • Phải có tư duy về phân tích dữ liệu: hiểu rõ thông tin từ dữ liệu số để đưa ra quyết định thông minh và dự đoán xu hướng.
  • Phải biết sử dụng những công cụ phân tích: Power BI, Tableau, Qlik SQL,… Bạn đầu tư nhiều về phần này thì công việc của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều.
  • Hiểu được những vấn đề của doanh nghiệp: Cần hiểu rõ doanh số bán hàng, chi phí, lợi nhuận và dữ liệu khách hàng để đánh giá hiệu suất và xác định vấn đề.
  • Câu hỏi mơ hồ hoặc không thực tế: Bạn luôn phải đặt câu hỏi về “tại sao” và “làm thế nào” để tìm hiểu những nguyên nhân, cách giải quyết vấn đề bạn gặp phải trong quá trình phân tích dữ liệu.
  • Dữ liệu chưa hoàn chỉnh: Nhiều trường hợp bạn phải giải quyết các câu hỏi mà dữ liệu chưa hoàn chỉnh hoặc chưa qua xử lý. Bạn cần phải liên hệ với nhiều người để có đủ thông tin cho báo cáo của mình.

Cần có kỹ năng gì để trở thành BI Analyst

Để trở thành một Data Analyst (DA) hoặc Business Intelligence (BI), bạn cần phải học và phát triển một số các kỹ năng phân tích dữ liệu. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng:

Technical Skills:

  • Học ít nhất một ngôn ngữ lập trình phổ biến cho phân tích dữ liệu như Python hoặc R.
  • Hiểu biết về SQL để truy vấn cơ sở dữ liệu.
  • Làm quen với các công cụ BI phổ biến như Power BI, Tableau,…
  • Làm việc được với Database.

Kỹ năng xử lý và làm sạch dữ liệu:

  • Kỹ năng xử lý và làm sạch dữ liệu sử dụng các công cụ như pandas, dplyr, hoặc công cụ tích hợp trong BI.
  • Kỹ năng trực quan hóa: Hiểu biết về cách tạo và diễn đạt thông tin một cách hiệu quả qua đồ họa, biểu đồ, và bảng.

Kỹ năng tư duy phân tích:

  • Tư duy logic: Tìm ra vấn đề cốt lõi và phân tách những nguyên nhân nhỏ hơn.
  • Tư duy kinh doanh: Nắm rõ tình hình, tiến độ các dự án của công ty.
  • Tư duy phân tích: Đưa ra các giả thuyết và chứng minh dựa trên số liệu.
  • Định lượng hóa: Đưa ra các nhận định và hướng giải quyết dựa trên số liệu cụ thể.

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giao tiếp tốt để trình bày kết quả phân tích dữ liệu.
  • Có khả năng làm việc nhóm và hợp tác với các bộ phận khác trong tổ chức.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng kể chuyện bằng dữ liệu: data storytelling. Là khả năng thuyết trình thông tin một cách súc tích, biến dữ liệu phức tạp thành câu chuyện có ý nghĩa.
Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết này, các nhà quản trị sẽ hiểu rõ hơn về Business Intelligence Analyst và biết những kỹ năng cần thiết để trở thành một Business Intelligence Analyst. Nếu bạn mong muốn được tìm hiểu chuyên sâu hơn tư duy phân tích dữ liệu hãy tìm hiểu khóa học Business Intelligence Marketing Automation & Analytics của Mastering Data Analytics ngay hôm nay. Với lộ trình học bài bản, chất lượng, giảng viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu thì Mastering Data Analytics là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Follow Fanpage của MDA để có thể cập nhật thông tin và ưu đãi lớn cho khóa học nhé!