Blog
9 phút đọc

Ưu điểm và nhược điểm của Database cho doanh nghiệp

ƯU ĐIỂM

 1. Nâng cao việc chia sẻ dữ liệu và năng suất của nhân viên

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) tập trung tất cả dữ liệu vào một nơi duy nhất, tạo ra môi trường cho phép nhân viên có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu khác nhau. Từ đó, người dùng có thể tiếp cận nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường và đưa ra những quyết định tốt hơn.

 2. Không có dữ liệu dư thừa

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là một trong những ưu điểm của cơ sở dữ liệu, nó loại bỏ sự trùng lặp dữ liệu, tiết kiệm không gian lưu trữ và cải thiện thời gian truy cập. DBMS còn cho phép lưu trữ dữ liệu tập trung, từ đó làm cho không gian lưu trữ hiệu quả hơn.

 3. Cung cấp tính bảo mật và quyền riêng tư cao hơn cho dữ liệu

Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu cho phép kiểm soát ai được truy cập, xem, thêm, xóa từng phần của cơ sở. Người quản trị dữ liệu có thể đặt các quyền truy cập khác nhau cho người dùng khác nhau. Hơn nữa, DBMS cho phép dữ liệu được mã hóa, đây là điều bắt buộc nếu doanh nghiệp đang lưu trữ thông tin cá nhân hoặc thông tin bí mật khác. Quyền truy cập dữ liệu hạn chế cũng có nghĩa là quyền riêng tư của dữ liệu cao hơn.

 4. Hiển thị tổng quan

Thay vì phải sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để kiểm tra số lượng bán hàng, số lượng khách hàng tiềm năng trong chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số và các số liệu tài chính. Với DBMS, bạn chỉ cần một nơi duy nhất để xem tổng quan toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Bằng cách này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và có thể hiểu rõ hơn về sự tương tác và ảnh hưởng giữa các bộ phận trong công ty.

 5. Tăng khả năng lợi nhuận

Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của doanh nghiệp. Liệu các quy trình đang cùng nhau làm việc để xây dựng sự thành công, hay chúng đang hoạt động độc lập? khả năng bạn đang mắc phải những sai lầm gây lãng phí nhiều tiền bạc và công sức.

 6. Đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu

Trong cơ sở dữ liệu, mỗi mục dữ liệu được lưu trữ 1 lần, điều này giúp loại bỏ nguy cơ cập nhật không nhất quán giữa các hệ thống, đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi thu thập dữ liệu từ nhiều phương pháp khác nhau. Tính nhất quán của dữ liệu là nền tảng cho việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu hiệu quả, trong khi dữ liệu không nhất quán có thể dẫn đến quyết định kinh doanh sai lầm.

 7. Sao lưu và phục hồi

Mất dữ liệu là một vấn đề quan trọng đối với tất cả doanh nghiệp. Trong hệ thống tập tin truyền thống, việc sao lưu dữ liệu phải được thực hiện thường xuyên hoặc thủ công. Đối với lượng dữ liệu lớn, quá trình này có thể tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) sẻ giải quyết vấn đề này. Hầu hết các DBMS đi kèm với phần mềm mạnh mẽ cho phép tự động sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố. Điều này đảm bảo rằng dữ liệu của bạn sẽ được sao lưu tự động theo lịch trình đã định sẵn.

 8. Nâng cao toàn bộ chiến lược marketing và đảm bảo trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

DBMS cung cấp một bản ghi rõ ràng và tập trung về việc quản lý dữ liệu khách hàng của bạn (trong cơ sở dữ liệu Chế độ xem khách hàng đơn lẻ). Nó không chỉ lưu trữ thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, Email, tuổi, giới tính, địa điểm… mà còn ghi lại tất cả các tương tác của khách hàng với doanh nghiệp của bạn (bao gồm thương hiệu, trang Web, sản phẩm, ứng dụng…). Với DBMS, bạn có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, có thể tối ưu hóa các nỗ lực tiếp thị tổng thể. Từ đó, doanh nghiệp của bạn có thể phục vụ khách hàng tốt hơn đồng thời mang lại trải nghiệm đáng chú ý.

NHƯỢC ĐIỂM

Bên cạnh những ưu điểm chính được đề cập ở trên, cơ sở dữ liệu cũng mang theo một số nhược điểm mà bạn cần biết.

 1. Tăng chi phí

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đòi hỏi phần cứng, phần mềm và nhân viên có kỹ năng cao, do đó thường đi kèm với chi phí cao. Việc duy trì tài nguyên để vận hành hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu có thể bao gồm chi phí đào tạo, cấp phép, tuân thủ quy định và nhiều yếu tố khác. Ngoài ra DBMS cũng yêu cầu bộ xử lý tốc độ cao và bộ nhớ lớn để lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật. Điều này có thể dẫn đến những giải pháp tốn kém.

2. Độ phức tạp

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) có tính năng phức tạp để đáp ứng nhiều yêu cầu và giải quyết các vấn đề dữ liệu vì vậy nó đòi hỏi người phát triển, thiết kế và người dùng cơ sở dữ liệu cần có kỹ năng phù hợp để sử dụng DBMS thành công và tận dụng được khả năng của nó. Nếu họ không hiểu rõ về DBMS, có thể gây mất dữ liệu hoặc sự cố trong cơ sở dữ liệu.

 3. Tác động lớn của một sự cố

Việc DBMS là nơi tập trung tất cả dữ liệu của bạn làm tăng tính dễ bị tổn thương của hệ thống. Vì tất cả người dùng đều dựa vào một nơi tập trung, nên lỗi của bất kỳ thành phần nào có thể có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến hoạt động hoặc thiệt hại vĩnh viễn cho cơ sở dữ liệu.
Tóm lại, cơ sở dữ liệu mang đến nhiều ưu điểm quan trọng cho doanh nghiệp, bao gồm việc tối ưu hóa việc chia sẻ dữ liệu và nâng cao năng suất làm việc, loại bỏ dữ liệu dư thừa, cung cấp tính bảo mật và quyền riêng tư cao hơn, hiển thị tổng quan toàn bộ hoạt động kinh doanh, tăng khả năng lợi nhuận, đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu, cung cấp khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu hiệu quả, cũng như nâng cao chiến lược marketing và trải nghiệm khách hàng. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Database là gì và cách áp dụng Database hiệu quả cho doanh nghiệp của mình!
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về phân tích dữ liệu thì có thể tham gia khóa học Business Intelligence tại MDA nhé!