Nâng trình phân tích dữ liệu kinh doanh bằng những khóa học của MDA
Ethical Hacking – Một Góc Nhìn Khác Về Bảo Mật Trong Dữ Liệu
Mục Lục
Trong thời đại kỹ thuật số ngày càng phát triển, máy tính đã trở thành người bạn không thể thiếu của con người. Tuy nhiên, có một điểm mà chúng ta cần phải lưu tâm đến khi sử dụng máy tính, đó là chúng có thể bị con người khai thác các thông tin bảo mật. Việc ngày càng có nhiều tin tặc lan rộng và phát triểm đã làm cho các dữ liệu trở nên không còn an toàn tuyệt đối. Lúc này, khái niệm về hack có đạo đức (hay còn gọi là hacker mãu trắng) xuất hiện một cách tự nhiên như một giải pháp cho tình trạng khó khăn đáng lo ngại.
1. Ethical Hacking là gì?
Tin tặc đạo đức, còn được gọi là “hacker mũ trắng”, là việc nói về một nhóm chuyên gia bảo mật kiểm tra sức mạnh của máy tính hoặc hệ thống bảo mật kỹ thuật số bằng cách cố gắng xâm nhập vào chúng theo cách của một người có ý đồ xấu. Được chấp thuận bởi các tổ chức thuê họ, nhiệm vụ cơ bản của họ là phát hiện các lỗ hổng trong hệ thống và chỉ ra chúng trước khi chúng có thể bị khai thác.
Tuy nhiên, hack đạo đức có một số thủ tục tiêu chuẩn mà mũ trắng buộc phải tuân theo. Mặc dù họ được phép và đôi khi là khuyến khích sử dụng những chiến lược “độc hại” trong một số trường hợp, nhưng các mũ trắng phải tuân thủ bốn nguyên tắc cơ bản: tính hợp pháp, xác định phạm vi, báo cáo tất cả các lỗ hổng, tôn trọng tính nhạy cảm và quyền riêng tư của dữ liệu. Bất kỳ sự nhầm lẫn hoặc lơ là nào đối với bốn khái niệm này đều có thể dễ dàng chuyển cán cân từ đạo đức sang ác tính.
2. Phân biệt giữa Hacker mũ trắng và các Hacker khác?
Hai yếu tố về đạo đức và ác ý là một trong những yếu tố chính giúp tách biệt mũ trắng ra khỏi các tin tặc ác ý khác. Loại tin tặc thứ hai thường làm hỏng dữ liệu nhạy cảm vì tổn thất tài chính, lợi ích cá nhân hoặc sự cố PR. Mũ trắng luôn xem những tin tặc còn lại là thù truyền kiếp của họ. Vì thế, họ luôn kiểm tra lại các hệ thống sau khi báo cáo các biện pháp thực thi được đề xuất, đảm bảo rằng hệ thống không thể bị xâm phạm bởi các Hacker khác.
Mở rộng trên toàn bộ quá trình làm việc của hack đạo đức, mũ trắng thường bắt chước các kẻ tấn công. Họ thường kết hợp cả việc kiểm tra thủ công lẫn tự động, xâm nhập vào hệ thống để kiểm tra mức độ dễ dàng lấy được thông tin nhạy cảm. Sau đó họ khai thác dữ liệu để phân tích cách kẻ tấn công nghĩ đến việc tận dụng cơ hội mà chúng có được. Một số điểm yếu bảo mật phổ biến nhất mà tin tặc đạo đức thường xuyên phát hiện ra là cấu hình sai mã bảo mật, lộ dữ liệu riêng tư và tấn công tiêm nhiễm. Ngay sau khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc, họ sẽ gửi một báo cáo nêu rõ từng vấn đề , đảm bảo rằng không có lỗ hổng nào không được đánh giá hoặc giảm nhẹ.
Xem thêm: 15 Ý Tưởng Cho Dự Án Phân Tích Marketing
3. Một số điểm cần lưu ý về Ethical Hacking?
Một số nhược điểm cần lưu ý về mũ trắng. Đầu tiên và quan trọng nhất, nếu không có động cơ thúc đẩy mũ trắng phát hiện ra tất cả các lỗi, họ sẽ chủ quan đánh giá thấp thời gian một tin tặc ác ý thực hiện. Từ góc độ khách quan, mũ trắng không thể vượt quá một số giới hạn quy định khi thử nghiệm hệ thống. Thứ hai, tin tặc độc hại thực hiện kế hoạch xâm nhập với rất nhiều thời gian, tài chính và kế hoạch. Tuy nhiên, mũ trắng không có quyền kiểm soát tự do với các yếu tố này. Cuối cùng, các tổ chức có thể yêu cầu mũ trắng không tham gia vào các phương pháp hack gây ra thiệt hại cho phần mềm của họ, nhưng ý kiến này chắc chắn sẽ bị tin tặc ác ý phớt lờ.
Tóm lại, hack đạo đức là một lĩnh vực hơn cả cần thiết, chắc chắn sẽ ngày càng tiến bộ, có nhiều động lực phát triển hơn và sẽ càng mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Xem thông tin khai giảng Khóa học Business Intelligence mới nhất tại Mastering Data Analytics. Liên hệ Hotline: 0961 48 48 66 hoặc inbox Fanpage Mastering Data Analytics để đăng ký nhanh nhất nhé!