Nâng trình phân tích dữ liệu kinh doanh bằng những khóa học của MDA
Data Encryption là gì? Lợi ích mà mã hóa dữ liệu mang lại
Mục Lục
Trong thời đại số hóa ngày nay, dữ liệu đang trở thành một tài sản quý giá đối với các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, việc truyền tải thông tin hoặc lưu trữ dữ liệu trên không gian mạng rất dễ dàng bị xâm nhập và đánh cắp bởi virus, hacker. Để đối phó với tình trạng này, mã hóa dữ liệu đã trở thành một bước vô cùng quan trọng để bảo mật thông tin an toàn tuyệt đối. Trong bài viết này, hãy cùng MDA tìm hiểu chi tiết về mục đích và quy trình của phương pháp Data Encryption.
Data Encryption là gì?
Data Encryption là gì? Data Encryption hay mã hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng văn bản ban đầu thành những ký tự đặc thù bằng cách áp dụng kỹ thuật tường lửa hoặc khóa mật mã.
Hiểu một cách đơn giản, thuật toán này sẽ thay đổi những ký tự thuần túy của văn bản thành các bản mã. Nếu người dùng không có phương tiện giải mã hoặc không được cấp quyền truy cập thì sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của dữ liệu. Nhờ đó, thông tin sẽ được bảo đảm quyền riêng tư và bảo mật tuyệt đối trước khi gửi đi hoặc lưu trữ trên không gian mạng. Hiện nay, mã hóa là một trong những phương pháp bảo mật phổ biến và hiệu quả nhất được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng để đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu.
Chức năng chính của Data Encryption
Chức năng của mã hóa dữ liệu là gì? Chức năng chính của mã hóa dữ liệu là bảo vệ tính bảo mật, toàn vẹn và khả dụng của thông tin khi truyền qua mạng hoặc lưu trữ trên thiết bị. Sử dụng thuật toán Encryption, doanh nghiệp có thể ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài, những hành vi đánh cắp hoặc thay đổi dữ liệu nhạy cảm. Đồng thời nâng cao sự uy tín và tin cậy của các tổ chức sử dụng dữ liệu.
Mục đích của Data Encryption là gì?
Được biết đến như một biện pháp chống lại các mối đe dọa đến từ môi trường Internet, ngày nay thuật toán Encryption được sử dụng rất phổ biến để đảm bảo an toàn và tính bảo mật cho dữ liệu.
- Quyền riêng tư: Mã hóa đảm bảo rằng những dữ liệu cá nhân và thông tin nhạy cảm sẽ không bị truy cập trái phép. Chỉ có chủ sở hữu dữ liệu hợp pháp hoặc những người được cấp quyền mới có thể đọc hiểu thông tin. Điều này giúp ngăn chặn những kẻ tấn công qua mạng một cách hiệu quả.
- Bảo mật: Mã hóa giúp hạn chế tình trạng vi phạm dữ liệu cho dù những thông tin này đang ở trạng thái nghỉ hoặc đang được chuyển tiếp. Đồng thời đảm bảo dữ liệu được bảo mật an toàn cho dù thiết bị lưu trữ thông tin bị đánh cắp. Bên cạnh đó, thông tin liên lạc được mã hóa còn cho phép các bên liên lạc, trao đổi dữ liệu một cách dễ dàng mà không sợ bị rò rỉ dữ liệu.
- Tính toàn vẹn của dữ liệu: Sử dụng Data Encryption, các cá nhân, tổ chức có thể đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, ngăn chặn hiệu quả các cuộc tấn công trên đường dẫn, tránh trường hợp thông tin gửi đi bị làm giả.
- Xác thực: Mã hóa sử dụng public key để xác minh quyền sở hữu và quyền truy cập dữ liệu, đảm bảo người dùng có thể truy cập và hiểu ý nghĩa của thông tin mã hóa.
- Tuân thủ quy định: Chính phủ, quản lý các ban ngành yêu cầu tổ chức xử lý dữ liệu phải bảo vệ thông tin của người dùng bằng cách mã hóa. Bao gồm các tiêu chuẩn và quy định mã hóa như HIPAA, PCI-DSS, GDPR.
Các loại Data Encryption phổ biến hiện nay
Có thể thấy, việc bảo vệ thông tin trước các mối đe dọa đến từ không gian mạng là vô cùng quan trọng. Ngày nay, có rất nhiều thuật toán mã hóa được sử dụng để đảm bảo tính riêng tư và bảo mật trong phân tích dữ liệu, mỗi loại đều có một vai trò và ứng dụng riêng biệt.
Loại mã hóa | Chức năng và ứng dụng |
BYOE – Bring Your Own Encryption | Cho phép người dùng tự chọn và quản lý các khóa mã hóa (public key – private key) trên dịch vụ đám mây. |
Cloud Storage Encryption | Mã hóa dữ liệu trước khi lưu trữ hoặc gửi thông tin trên dịch vụ đám mây để đảm bảo quyền riêng tư và tính bảo mật. |
Column-level Encryption | Mã hóa dữ liệu trên các cột trong cơ sở dữ liệu, cho phép người dùng kiểm soát truy cập của từng cột dữ liệu. |
Deniable Encryption | Mã hóa dữ liệu và tạo ra sự nhận định mơ hồ về nội dung của thông tin. |
EaaS – Encryption as a Service | Cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ mã hóa mà không cần lo lắng về việc quản lý trực tiếp hạ tầng mã hóa. |
E2EE – End-to-End Encryption | Mã hóa dữ liệu tại nguồn và giải mã tại điểm đích cuối cùng của quá trình truyền dữ liệu. Điều này đảm bảo chỉ người nhận mới có khả năng đọc hiểu dữ liệu. |
Field-level Encryption | Mã hóa từng trường dữ liệu riêng lẻ bên trong cột, cho phép người dùng mã hóa và giải mã những trường dữ liệu cụ thể. |
FDE – Full Disk Encryption | Mã hóa dữ liệu trên toàn bộ ổ đĩa, đảm bảo dữ liệu được bảo vệ ngay cả khi thiết bị bị mất hay bị đánh cắp. |
Homomorphic Encryption | Cho phép người dùng thực hiện tính toán trên dữ liệu mà không cần giải mã trước. Dữ liệu sẽ luôn được giữ ở dạng mã hóa. |
HTTPS | Bảo vệ tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu được truyền từ máy khách đến máy chủ web. |
Link-level Encryption | Đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn khi di chuyển qua các mạng kết nối khác nhau, bao gồm cả mạng nội bộ và trên môi trường Internet. |
Network-level Encryption | Đảm bảo dữ liệu không thể bị theo dõi và đánh cắp trong quá trình truyền tải qua các mạng kết nối |
Quá trình mã hóa (Encryption)
Quy trình mã hóa dữ liệu (Data Encryption) là một trong những biện pháp bảo mật thông tin đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, đảm bảo dữ liệu được bảo mật tuyệt đối, tránh sự xâm nhập và truy cập trái phép. Dưới đây là cách mã hóa dữ liệu theo từng bước chi tiết nhất:
- Bước 1 – Mã hóa (Encryption): Dữ liệu gốc sẽ được chuyển đổi thành dạng các bản mã bằng cách áp dụng một số thuật toán mã hóa và khóa mật. Nếu như không phải chủ sở hữu hoặc không được cấp quyền truy cập thì hoàn toàn sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của dữ liệu.
- Bước 2 – Truyền thông tin mã hóa: Dữ liệu sau khi được mã hóa và đảm bảo tính bảo mật sẽ được truyền từ điểm nguồn tới điểm đích thông qua các kênh dữ liệu hoặc nền tảng Internet.
- Bước 3 – Giải mã: Người nhận sử dụng khóa mật mã để giải mã dữ liệu đã được mã hóa, chuyển đổi nó về dạng văn bản ban đầu để có thể đọc hiểu.
Câu hỏi thường gặp của Data Encryption là gì?
Mã hóa dữ liệu là một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật số. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này, dưới đây sẽ là giải đáp chi tiết một số câu hỏi liên quan đến thuật toán Data Encryption.
Thuật toán mã hóa là gì?
Thuật toán mã hóa là một loạt các quy tắc được sử dụng để chuyển đổi dữ liệu văn bản thuần túy thành dạng ký tự không đọc được. Thuật toán này sẽ xác định cách thức thực hiện mã hóa và giải mã dữ liệu, đảm bảo quyền riêng tư và tính bảo mật của thông tin.
Thuật toán mã hóa nào phổ biến hiện nay?
Mã hóa đối xứng | Mã hóa không đối xứng |
AES | RSA |
3-DES | ECC |
SNOW |
Brute force attack trong mã hóa là gì?
Brute force attack là một phương pháp được sử dụng để bẻ khóa dữ liệu mã hóa. Kẻ tấn công sẽ không biết mật khẩu giải mã, do đó để có thể bẻ khóa nhanh chóng họ sẽ đưa ra hàng triệu, thậm chí hàng tỷ dự đoán khác nhau. Tuy nhiên, nếu mật khẩu đủ độ dài và đủ mạnh, việc tấn công bằng phương pháp Brute force attack sẽ trở nên vô cùng khó khăn, thậm chí là không khả thi trong thời gian ngắn.
Thông qua bài viết trên đây, Mastering Data Analytics hy vọng đã giúp cho bạn đọc nắm rõ khái niệm Data Encryption là gì. Hơn nữa là hiểu được tầm quan trọng của mã hóa dữ liệu trong việc bảo vệ quyền riêng tư và tính bảo mật của thông tin. Ngoài ra, nếu bạn mong muốn được tìm hiểu chuyên sâu hơn tư duy phân tích dữ liệu chuyên sâu thì có thể liên hệ MDA đăng ký ngay Khóa học phân tích dữ liệu kinh doanh để được trang bị những kiến thức, kỹ năng và công cụ cần thiết để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.