Blog
19 phút đọc

Power BI là gì? Tầm quan trọng của Power BI

Power BI là một trong những công cụ Business Intelligence được phát triển bởi Microsoft. Đây được xem là một công cụ hỗ trợ trực quan hóa và phân tích dữ liệu hiệu quả nhất hiện nay. Vậy Power BI là gì? Vì sao các doanh nghiệp nên sử dụng Power BI? Theo dõi bài viết của Mastering Data Analytics để hiểu rõ hơn về công cụ hữu ích này.

Power BI là gì?

Power BI là một sản phẩm thuộc nhóm ứng dụng văn phòng do Microsoft phát triển, cho phép người dùng trực quan hóa dữ liệu và chia sẻ thông tin một cách chi tiết. Nó được thiết kế tích hợp liền mạch giữa các ứng dụng trong hệ thống Power Platform và hệ sinh thái Microsoft 365 Business.

Tổng quan về Power BI

Tổng quan về Power BI

Power BI là sự kết hợp hoàn hảo giữa phân tích kinh doanh (Business Analytics) và trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization), giúp các tổ chức đưa ra những quyết định hiệu quả và tối ưu hơn trong tương lai. Công cụ này giúp người dùng xây dựng các biểu đồ và đồ thị dựa trên dữ liệu có sẵn để trực quan hóa dữ liệu.

Power BI có khả năng thu thập dữ liệu từ hàng trăm nguồn dữ liệu khác nhau như trang web, cơ sở dữ liệu, mạng xã hội,… và xuất bản các báo cáo một cách an toàn, có tính bảo mật cao cũng như trích xuất thông tin kinh doanh nhanh chóng.

Các thành phần chính của Power BI

Dù là một công cụ rất phổ biến, nhưng đối với những người mới bắt đầu sử dụng Power BI chắc hẳn vẫn chưa biết những thành phần chính của Power BI là gì. Dưới đây là các thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các tính năng BI mà công cụ này cung cấp.

Power Query

Power Query là công cụ chuyển đổi và tổ hợp dữ liệu. Cho phép người dùng khám phá, kết nối, kết hợp và tùy chỉnh các nguồn dữ liệu để đáp ứng cho nhu cầu phân tích. Power Query được cài đặt dưới dạng Add-in (tiện ích mở rộng) cho Excel hoặc có thể dùng như một phần của Power BI Desktop.

Power Query trong Microsoft Excel

Power Query trong Microsoft Excel

Power Pivot

Power Pivot là một kỹ thuật mô hình hóa dữ liệu cho phép người dùng tạo mô hình dữ liệu, thiết lập mối quan hệ và tạo phép tính. Với Power Pivot, bạn có thể làm việc với các tập dữ liệu lớn (Big Data), xây dựng quan hệ rộng và tạo các phép tính, từ đơn giản đến phức tạp. Nó sử dụng ngôn ngữ Data Analysis Expressions (DAX) để lập các mô hình dữ liệu đơn giản hoặc phức tạp.

Power View

Power View là công nghệ trực quan hóa dữ liệu có sẵn trong Microsoft Excel, Sharepoint, SQL Server và Power BI. Công cụ này cho phép người dùng tạo biểu đồ, đồ thị, bản đồ và các hình ảnh trực quan khác có tính tương tác cao để các dữ liệu trở nên sống động hơn. Ngoài ra, nó cũng có thể kết nối với nhiều nguồn dữ liệu và lọc dữ liệu cho từng phần tử (element), sau đó trực quan hóa dữ liệu hoặc toàn bộ báo cáo.

Công nghệ trực quan hóa dữ liệu Power View

Công nghệ trực quan hóa dữ liệu Power View

Power Map

Microsoft Power Map dành cho Excel và Power BI là công cụ trực quan hóa dữ liệu ba chiều (3D), cho phép người dùng xem thông tin theo nhiều cách thức mới lạ và khám phá những điều mà có thể bạn chưa từng nhìn thấy trong các bảng hay biểu đồ hai chiều truyền thống.

Power Map hoạt động cùng với Bing Maps để có hình ảnh trực quan tốt nhất dựa trên những thông tin về vĩ độ, kinh độ, quốc gia, tiểu bang, thành phố hoặc địa chỉ cụ thể. Do đó, bạn có thể vẽ hơn một triệu hàng dữ liệu một cách trực quan trên Bing Maps dưới định dạng 3D từ bảng Excel hoặc Data Model trong Excel.

Power Q&A

Tính năng Q&A (Question & Answer) trong Power BI cho phép người dùng khám phá dữ liệu bằng khả năng trực quan, ngôn ngữ tự nhiên và nhận được câu trả lời dưới dạng biểu đồ hay đồ thị. Nó có thể xuất ra kết quả dữ liệu mà bạn muốn chỉ bằng cách đặt những câu hỏi đơn giản.

Công cụ Power Q&A tiện ích

Công cụ Power Q&A tiện ích

Power BI Desktop

Power BI Desktop là công cụ trung tâm của toàn bộ kiến trúc Power BI bao gồm cả Power Query, Power Pivot và Power View. Microsoft Power BI Desktop giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển các giải pháp kinh doanh một cách thông minh cũng như đem đến trải nghiệm phân tích dữ liệu đơn giản hơn.

Power BI Service

Power BI Service (Power BI Website) là một dạng phần mềm tương tự như dịch vụ SaaS (Software as a Service). Đóng vai trò như một đám mây lưu trữ, theo dõi và chia sẻ báo cáo với những người khác một cách dễ dàng.

Công cụ Power BI Service

Công cụ Power BI Service

Power BI Mobile

Power BI Mobile là phiên bản ứng dụng dành cho điện thoại đem đến sự thuận tiện và linh hoạt cho người dùng. Ứng dụng này cho phép người dùng có thể xem báo cáo trực tiếp và trang tổng quan trên điện thoại thông minh bất kỳ lúc nào.

Những ưu điểm vượt trội khi sử dụng Power BI

Power BI là một công cụ tuyệt vời giúp người dùng làm việc với dữ liệu một cách hiệu quả và chính xác. Vậy ưu điểm của Power BI là gì mà nó lại trở thành công cụ phân tích kinh doanh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn?

Ưu điểm của Microsoft Power BI

Ưu điểm của Microsoft Power BI

  • Trực quan hóa tùy chỉnh: Ngoài bộ trực quan chung có sẵn, người dùng có thể sử dụng giao diện tùy chỉnh trong báo cáo và bảng điều khiển cá nhân. Phạm vi trực quan hóa tùy chỉnh bao gồm KPI, biểu đồ, hình ảnh tập lệnh R, đồ thị,…
  • Trực quan tương tác: Người dùng có thể thực hiện các thao tác kéo và thả trên Power BI để thêm các hình ảnh khác nhau hoặc sửa đổi giao diện của báo cáo một cách dễ dàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các bộ lọc và tương tác trực tiếp với ứng dụng.
  • Sự liên kết bền chặt: Power BI hỗ trợ người dùng cộng tác trong thời gian thực (real time). Điều này có nghĩa là Power BI cho phép nhiều người dùng có thể làm việc trên cùng một tệp vào cùng một thời điểm.
  • Khả năng kết nối dữ liệu thông minh: Power BI có thể kết nối với nhiều nguồn dữ liệu bao gồm Excel; cơ sở dữ liệu SQL Server; các dịch vụ trực tuyến như Google Analytics, Facebook,…; nguồn Azure; nguồn dữ liệu trên đám mây,…
  • Tích hợp với Excel: Người dùng có thể thao tác tùy chỉnh các dữ liệu trong báo cáo hoặc bảng điều khiển Power BI và tải lên Excel. Đồng thời, bạn cũng có thể xem những dữ liệu này ở dạng bảng trong Excel một cách dễ dàng.
  • Personal Gateway (Cổng cá nhân): Đây là công cụ giúp xác thực cả nguồn dữ liệu tại cơ sở và bên ngoài tường lửa. Sau đó, thông qua công cụ Power BI được lưu trữ trên đám mây, người dùng có thể sử dụng những dữ liệu đó.
  • Dung lượng dữ liệu lớn: Power BI có thể xử lý lên đến hàng trăm triệu dòng dữ liệu. Đối với lượng dữ liệu lớn và phức tạp hơn thì cần nhiều thời gian để xử lý cũng như cần coding để hỗ trợ thêm. Vì vậy tùy thuộc vào mục đích và cách thức người dùng sẽ tác động đến hiệu suất của Power BI. Chính vì vậy, ngoài các kiến thức cốt lõi về phân tích dữ liệu kinh doanh, học viên đủ điều kiện của khóa Business Intelligence tại MDA còn được tặng thêm các khóa học tặng kèm như SQL for Business Intelligence, DAX – Building Your Business Measures, Python Visual in Power BI.
  • Cập nhật thông minh và tự động: Power BI có khả năng cập nhật tự động sau khi tính đến trải nghiệm thực của người dùng. Mang đến những báo cáo, dashboard sẽ được tự động cập nhật liên tục thời gian thực (real-time).
  • Khả năng nhúng dữ liệu: Power BI Embedded giúp các nhà phát triển ứng dụng nhúng hoặc thêm báo cáo và tính năng vào các ứng dụng dựa trên trang web hoặc những ứng dụng khác.

Những hạn chế khi sử dụng Power BI

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Power BI vẫn chưa phải là một công cụ phân tích hoàn hảo nhất khi vẫn còn một vài hạn chế đang được các chuyên gia liên tục cập nhật và chỉnh sửa. Vậy nhược điểm của Power BI là gì?

  • Liên kết bảng biểu chưa hoàn hảo: Power BI có thể xử lý các mối quan hệ đơn giản giữa các bảng trong mô hình dữ liệu rất tốt. Tuy nhiên, khi có các mối quan hệ phức tạp giữa các bảng, tức là, nếu có nhiều hơn một liên kết giữa các bảng, Power BI sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý chúng. Vì vậy, người dùng cần đảm bảo rằng các mô hình dữ liệu bổ sung chỉ có một trường duy nhất để Power BI không bị nhầm lẫn giữa các bảng.
  • Cần có kiến thức khi sử dụng công thức DAX: Ngôn ngữ biểu thức được sử dụng để xử lý dữ liệu trong Power BI là DAX và người dùng có thể thực hiện rất nhiều hành động thông qua việc viết công thức DAX. Tuy nhiên, đây không phải là ngôn ngữ dễ sử dụng nhất, vì khi kết nối nhiều hơn hai phần tử (elements) sẽ khiến các câu lệnh bị lồng vào nhau.
  • Phức tạp: Về cơ bản, Power BI là một công cụ trực quan và tương đối đơn giản để nhập dữ liệu hay tạo báo cáo. Tuy nhiên, khi mục đích sử dụng không chỉ để tạo báo cáo trong Power BI Desktop, người dùng sẽ phải tìm hiểu và thành thạo một số công cụ khác như Gateways, Power BI Report Server, Power BI Services,…
  • Gặp vấn đề khi xử lý khối lượng siêu dữ liệu lớn: Nhiều người dùng đã báo cáo rằng Microsoft Power BI mất nhiều thời gian hơn thông thường, thậm chí bị treo máy khi phải xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ mà không biết tối ưu chúng cũng như lựa chọn cách thức import phù hợp.
Nhược điểm của công cụ phân tích Power BI

Nhược điểm của công cụ phân tích Power BI

Ai sử dụng Power BI?

“Những lĩnh vực cần sử dụng Power BI là gì?” là câu hỏi mà hầu như bất kỳ ai cũng thắc mắc khi tìm hiểu về công cụ này. Thực tế, mọi đối tượng đều có thể sử dụng công cụ Power BI tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu cá nhân. Trong đó, Power BI được sử dụng nhiều nhất bởi những đối tượng sau:

  • Business Analyst (BA): Chuyên viên phân tích kinh doanh.
  • Data Analyst (DA): Chuyên gia phân tích dữ liệu.
  • Project and Portfolio Manager (PMO): Quản lý dự án và danh mục đầu tư.
  • Database Administrator (DBA): Chuyên gia quản trị cơ sở dữ liệu.
  • IT Professional: Chuyên viên công nghệ thông tin.
  • Data Scientist: Kỹ sư khoa học dữ liệu.
  • Manager/Leader trong mọi lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu khai thác data để phục vụ cho công việc.

Những ai cần sử dụng Power BI để hỗ trợ phân tích và trực quan hóa dữ liệu

Tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng Power BI?

Có thể thấy, dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Việc khai thác tối đa dữ liệu và ý nghĩa của chúng sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực cho quá trình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, Power BI là một công cụ tuyệt vời có khả năng thực hiện được những điều này.

Power BI giúp cho các doanh nghiệp tận dụng tối đa những nguồn dữ liệu có sẵn hoặc được lấy từ chính các hoạt động sản xuất, kinh doanh thường ngày. Công cụ này có khả năng kiểm soát, theo dõi, phân tích các hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả, chính xác và nhanh chóng. Từ đó, các phòng ban hoặc quản lý cấp cao có thể đưa ra những quyết định có độ chính xác cao và đã được xác minh thông qua quá trình phân tích.

Những lý do doanh nghiệp cần Power BI

Những lý do doanh nghiệp cần Power BI

Power BI cung cấp các bảng biểu, dashboard và biểu đồ trên cả nền tảng website và ứng dụng giúp người dùng có thể xem báo cáo mọi lúc mọi nơi thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Đặc biệt, Microsoft Power BI có khả năng theo dõi số liệu ngay trong thời gian thực (real-time) để có thể đưa ra quyết định ngay lập tức nhằm nâng cao hiệu quả hoặc cải thiện tình hình kinh doanh kịp thời.

Tính năng bảo mật của Power BI cho phép mỗi cá nhân, mỗi bộ phận hay phòng ban được xem một số dữ liệu cụ thể, theo dõi diễn biến công việc và tình hình hoạt động riêng biệt. Điều này sẽ ngăn chặn việc bộ phận này có thể theo dõi các chỉ số của những bộ phận khác, nhằm tạo ra tính minh bạch, tránh xung đột về lợi ích cũng như đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu.

Power BI còn có thể tự động hóa việc làm mới báo cáo mỗi ngày với tùy chọn lên lịch làm mới và Data Flow. Theo đó, các dữ liệu và báo cáo tự động sẽ được làm mới theo thời gian đã được thiết lập sẵn, giúp tối ưu thời gian cho người làm báo cáo và giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này của MDA có thể giúp bạn hiểu rõ Power BI là gì cũng như các ưu – nhược điểm mà công cụ này mang lại cho doanh nghiệp. Xem ngay khóa học Business Intelligence tại MDA để được đào tạo và hướng dẫn bài bản về cách thực hiện cũng như ứng dụng Power BI trong phân tích dữ liệu.