Marketing Automation
4 phút đọc

Cách thiết lập luồng dữ liệu từ điểm chạm giúp tối ưu khả năng chuyển đổi

Điểm chạm khách hàng là gì?

Là những điểm xảy ra tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng trong quá trình mua hàng. Những nơi xảy ra việc tiếp xúc này có thể được thương hiệu thiết lập ở khắp các kênh mua hàng.

Ví dụ về một số điểm chạm trong thực tế:

  • Khách hàng đọc một bài viết trên blog của doanh nghiệp
  • Nhấp vào nút CTA trên trang landing page
  • Yêu cầu trò chuyện với nhân viên tư vấn
  • Nói chuyện với nhân viên qua điện thoại
Điểm chạm khách hàng

Điểm chạm khách hàng

Cách thiết lập luồng dữ liệu từ điểm chạm

Bước 1: Thiết lập API cho các kênh truyền thông để kết nối dữ liệu về hệ thống CRM của doanh nghiệp

Bước 2: Tổng hợp, xử lý và làm sạch các loại dữ liệu điểm chạm khách hàng

Bước 3: Phân loại khách hàng thành các phân khúc phù hợp với từng loại điểm chạm

Bước 4: Tạo ra kịch bản mua hàng tương ứng với từng nhóm khách hàng 

Bước 5: Đội ngũ Sales và Marketing phối hợp triển khai kịch bản

Thiết lập luồng dữ liệu từ điểm chạm

Thiết lập luồng dữ liệu từ điểm chạm

Ví dụ thực tế

  1. Thiết lập API cho kênh Facebook của bạn về hệ thống CRM
  2. Dữ liệu từ 200 khách hàng nhấp liên hệ tư vấn trên bài quảng cáo tự động đổ về hệ thống CRM
  3. Phân khúc khách hàng thành các nhóm khác nhau (nhóm đã tiếp xúc với thương hiệu, nhóm đã thực hiện tư vấn, nhóm chưa thực hiện tư vấn,…)
  4. Tạo ra kịch bản phù hợp cho từng nhóm nhằm nâng cao tính cá nhân hóa
  5. Triển khai các kịch bản với các hành động khác biệt cho từng nhóm như gửi email khuyến mãi, gọi điện tư vấn, nhắc nhở thanh toán, chiến dịch quảng cáo mới,…
Ví dụ về thiết lập luồng dữ liệu

Ví dụ về thiết lập luồng dữ liệu

Lợi ích của việc thiết lập luồng dữ liệu từ điểm chạm

  1. Nâng cao số lượng và chất lượng điểm chạm: Khách hàng sẽ được cá nhân hóa việc tiếp xúc với thương hiệu, tránh việc tiếp xúc 1 loại điểm chạm quá nhiều lần và doanh nghiệp có thể luôn nắm bắt được hành trình mua hàng của mỗi khách hàng.
  2. Nhận diện điểm chạm tiềm năng: Qua các đánh hiệu suất từ dữ liệu đổ về, doanh nghiệp có thể nhận diện những điểm chạm tiềm năng để tập trung đầu tư cũng như cắt giảm bớt các điểm chạm có hiệu suất kém.
  3. Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo: Xác định được hiệu suất và số lần phân phối quảng cáo đến một khách hàng để luôn đổi mới chiến dịch kịp thời.
  4. Tận dụng tối đa hệ thống CRM: Thu thập, quản lý, phản hồi khách hàng được tích hợp từ nhiều kênh khác nhau và cung cấp khả năng trực quan hóa dữ liệu giúp cho việc kiểm soát các chiến dịch chăm sóc khách hàng trở nên dễ dàng.

Tổ chức hệ thống truyền thông hiệu quả từ điểm chạm khách hàng không chỉ là một chiến lược tối ưu hóa mối quan hệ với khách hàng mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công trong kinh doanh. Tìm hiểu ngay khóa học Marketing Automation Analytics tại MDA ngay để có thể làm chủ điểm chạm khách với những công nghệ tiên tiến bậc nhất ngay hôm nay. Follow Fanpage của MDA để có thể cập nhật thông tin và ưu đãi lớn cho khóa học các bạn nhé!