Blog
13 phút đọc

Master data là gì? Phân biệt Master data và Transaction data

Trong thời đại số hóa ngày nay, dữ liệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của thông tin, việc quản lý dữ liệu hiệu quả đã trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, Master data đã được sử dụng như một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp khắc phục vấn đề này. Vậy Master data là gì? Hãy cùng MDA – Mastering Data Analytics tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Master data là gì?

Master data được đánh giá là dạng dữ liệu có độ tĩnh cao, nghĩa là hiếm khi thay đổi và có giá trị sử dụng dài hạn, được ứng dụng trong quá trình thống kê và đánh giá dữ liệu của doanh nghiệp. Hiện nay, Master data được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên dưới đây là 3 định nghĩa có độ chính xác cao nhất.

Thuật ngữ Master data là gì?

Thuật ngữ Master data là gì?

Định nghĩa Master data theo Gartner

Theo công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin Gartner “Master data là dữ liệu cơ bản, chính xác, phổ biến, không thay đổi theo thời gian. Nó tập hợp các định danh thống nhất và thuộc tính mở rộng để làm tiêu chuẩn tham chiếu, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định và kết nối thông tin một cách chính xác, hiệu quả nhất”.

Định nghĩa Master data theo Philip Russom

Với nhà nghiên cứu dữ liệu Philip Russom thì Master data là gì? Ông định nghĩa rằng “Master data là nguồn dữ liệu quan trọng và phổ biến của doanh nghiệp, bao gồm các thông tin cơ bản về khách hàng, sản phẩm, nhà cung cấp và các thực thể quan trọng khác. Các dữ liệu này sẽ được quản lý trên hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh”.

Định nghĩa Master data theo Technopedia

Theo Technopedia – Cơ sở dữ liệu kiến thức về công nghệ thông tin “Master data là một nhóm dữ liệu cơ bản về các đối tượng chính xác và duy nhất, không thay đổi theo thời gian ví dụ như thông tin khách hàng, hàng hóa,… Dữ liệu này được sử dụng liên tục và nhất quán trên toàn hệ thống. Doanh nghiệp sẽ dựa vào các thông tin này để phân tích hành vi khách hàng và tiến hành nghiên cứu dữ liệu ở mức cao hơn”.

Các thành phần của Master data

Những thành phần để tạo nên một nguồn dữ liệu Master data đầy đủ

Những thành phần để tạo nên một nguồn dữ liệu Master data đầy đủ

Master data là thành phần không thể thiếu trong quy trình kinh doanh và hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Dựa vào nguồn dữ liệu này, các nhà kinh doanh có thể chuẩn hóa các định dạng dữ liệu một cách dễ dàng, đồng thời quản lý dữ liệu hiệu quả hơn.

Một nguồn dữ liệu Master data đầy đủ, chính xác sẽ bao gồm các thành phần sau:

  • Các bên tham gia: Thành phần chính bao gồm các cá nhân và tổ chức, ngoài ra còn có nhà cung cấp, khách hàng, người hướng dẫn, người mua hàng và nhân viên.
  • Sản phẩm: Hàng hóa được đem ra mua bán giữa các bên.
  • Cấu trúc tài chính: Bao gồm tài sản, tài liệu, hệ thống công nghệ, tài khoản,…
  • Vị trí: Địa điểm công ty, chinh nhánh, khu vực phân phối sản phẩm,…

Hiện nay, việc duy trì tổng quan về phạm vi của toàn bộ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguồn Master data có chính xác hay không. Khi doanh nghiệp xây dựng được một bộ Master data chuẩn, quá trình tìm kiếm, tra cứu thông tin và nhất quán dữ liệu sẽ trở nên nhanh chóng và chuẩn xác hơn.

Ví dụ về Master data

Ví dụ cơ bản về Master data

Ví dụ cơ bản về Master data

Như đã nói, Master data là tập hợp danh mục thông tin nhất quán và các dữ liệu cốt lõi. Một vài ví dụ điển hình bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của Master data là gì?

  • Ví dụ 1: Đối với thông tin khách hàng sẽ không chỉ có tên mà còn nhiều dữ liệu liên quan khác bao gồm địa chỉ cá nhân, số điện thoại, email, ngày sinh,…
  • Ví dụ 2: Thông tin về sản phẩm gồm có số hiệu, tên hàng hóa, vị trí lưu trữ trong kho, nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất hàng hóa,…
  • Ví dụ 3: Một hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) điển hình tối thiểu sẽ có các danh sách dữ liệu như Customer Master, Item Master và Account Master.

Phân biệt sự khác nhau giữa Master data và Transaction data

Master data và Transaction data là hai loại dữ liệu quan trọng trong quản lý thông tin doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai nguồn dữ liệu này đều có thuộc tính riêng. Phân biệt chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa Master data và Transaction data.

Transaction data là gì?

Transaction data là gì?

Transaction data là dữ liệu liên quan đến các giao dịch cụ thể, diễn ra trong một thời gian thực. Nó ghi lại đầy đủ thông tin giao dịch bao gồm địa điểm, mặt hàng đã mua, phương thức thanh toán, ưu đãi chiết khấu,… Thông thường, Transaction data sẽ được thu thập tại thời điểm hoạt động bán hàng xảy ra.

Nói cách khác, Transaction data được tạo ra bởi các hệ thống ghi chép, hệ thống bán hàng, hệ thống tài chính và các hệ thống liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Ngoài ra, Transaction data còn được xem là dạng dữ liệu phụ thuộc vào Master data.

Sự khác nhau giữa Master data và Transaction data

Sự khác biệt về bản chất giữa Master data và Transaction data

Vậy sự khác nhau giữa Transaction data và Master data là gì? Bảng phân biệt chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Các yếu tố Master data Transaction data
Đối tượng chính Tập trung vào các thông tin cơ bản, chính xác và duy nhất về những đối tượng quan trọng trong tổ chức. Cụ thể như khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm, nhân viên,… Tập trung vào các thông tin có liên quan đến giao dịch và sự kiện cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Bao gồm thông tin về số lượng, giá cả, thời gian, vị trí và các giao dịch khác.
Tính ổn định Là những thông tin có tính ổn định cao, ít thay đổi theo thời gian và duy nhất trên toàn bộ hệ thống. Thay đổi liên tục do bản chất của các giao dịch và sự kiện. Ngoài ra, có thể tồn tại nhiều bản ghi với cùng một  thông tin trong hệ thống.
Phạm vi sử dụng Được sử dụng để làm tiêu chuẩn tham chiếu trên toàn bộ hệ thống, hỗ trợ việc kết nối và đồng nhất dữ liệu. Được sử dụng để thực hiện các hoạt động giao dịch hàng ngày như ghi nhận doanh số bán hàng, thanh toán hóa đơn, quản lý kho,…
Liên hệ với quy trình kinh doanh Liên hệ chặt chẽ với các quy trình kinh doanh dài hạn và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đưa ra chiến lược của doanh nghiệp. Liên quan chủ yếu đến các hoạt động giao dịch hàng ngày và có ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp.
Ví dụ – Thông tin về khách hàng.

– Thông tin về sản phẩm.

– Thông tin về nhà cung cấp.

– Thông tin về nhân viên.

– Giá bán.

– Chiết khấu khuyến mãi.

– Phương thức thanh toán.

Các bước giúp đạt hiệu quả trong quá trình quản trị Master data là gì?

Quản trị Master data là quá trình quan trọng để doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác, nhất quán và độ tin cậy của thông tin. Vậy làm sao để có thể tối ưu hóa dữ liệu trong quản lý Master data? Để làm được điều này thì bạn cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau đây.

Làm sao để đạt hiệu quả trong việc quản trị Master data?

Nắm được dữ liệu mà doanh nghiệp quản lý

Để bắt đầu quản trị Master data hiệu quả, trước tiên bạn phải xác định rõ nguồn dữ liệu quan trọng trong tổ chức. Các thông tin này thường liên quan đến khách hàng hàng, nhà cung cấp, nhân viên, sản phẩm,…. Việc nắm rõ những đối tượng cốt lõi và thuộc tính kèm theo sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu.

Tích hợp các thao tác quản lý

Một khi đã nắm bắt được Master data, thông tin quan trọng của doanh nghiệp, bước tiếp theo chính là thiết lập các quy trình và chính sách để quản lý nguồn dữ liệu này. Các quy trình phải bao gồm hướng dẫn về cách nhập liệu, cập nhật và xóa dữ liệu. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo tính nhất quán và đồng nhất của dữ liệu trên toàn bộ hệ thống. Nhờ tích hợp các thao tác quản lý, việc quản trị Master data sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Lưu dữ liệu trên đám mây

Một trong những xu hướng phổ biến trong quản trị Master data là sử dụng dịch vụ đám mây để lưu trữ. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về cơ sở hạ tầng, đồng thời hỗ trợ truy cập dữ liệu từ nhiều thiết bị và vị trí. Hơn nữa, Master data cũng sẽ được bảo vệ tối đa khỏi các vấn đề có liên quan đến bảo mật.

Bài viết trên đây là những thông tin lý giải chi tiết Master data là gì cũng như cách thức quản trị dữ liệu hiệu quả. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức về phân tích và quản lý dữ liệu kinh doanh thì hãy liên hệ MDA để được tư vấn chi tiết về khóa học phân tích dữ liệu kinh doanh!