Nâng trình phân tích dữ liệu kinh doanh bằng những khóa học của MDA
Danh sách 15+ câu hỏi phỏng vấn Business Analyst phổ biến nhất
Mục Lục
Trong phỏng vấn phỏng vấn Business Analyst, các ứng viên sẽ khó thể nào tránh khỏi những câu hỏi “hóc búa” do nhà tuyển dụng đặt ra để kiểm tra kiến thức, kỹ năng và trình độ cá nhân. Vậy nên, việc tham khảo các câu hỏi trước khi phỏng vấn sẽ giúp cho bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và tự tin hơn. Trong bài viết này, MDA sẽ giới thiệu cho bạn những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst thường gặp và gợi ý cách trả lời hiệu quả, giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst phổ biến
Giải thích về mô hình Use Case?
Đây là câu hỏi phỏng vấn Business Analyst đầu tiên mà nhà tuyển dụng thường đặt ra để có thể nắm bắt được vốn kiến thức mà bạn đang sở hữu có phù hợp với công việc hay không. Bạn có thể trả lời câu hỏi này theo gợi ý sau:
Mô hình Use Case có thể hiểu là một mô hình được sử dụng để cho thấy cách người dùng tương tác với hệ thống nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong một bối cảnh rõ ràng. Nó được sử dụng để mô tả các chức năng và quy trình của hệ thống từ góc nhìn của người dùng.
Mô hình Use Case bao gồm 2 yếu tố chính là Use case diagram và Use case description. Trong đó:
- Use case diagram là một mô tả đồ họa cụ thể hóa những tác nhân nào có thể hoạt động.
- Use case description là một bản thực hiện từng bước được viết cụ thể về giao tiếp, đối thoại giữa các actor và hệ thống.
Nguyên nhân gây ra tình trạng Scope Creep là gì?
Scope Creep được hiểu là việc liên tục thay đổi về mục tiêu và yêu cầu của dự án, vượt xa các thỏa thuận ban đầu. Nguyên nhân xuất phát từ việc nhóm dự án muốn làm hài lòng khách hàng và không có khả năng từ chối những yêu cầu thay đổi từ phía khách hàng trong suốt quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, việc nhóm dự án thực hiện những phần mà khách hàng không yêu cầu cũng có khả năng dẫn đến tình trạng Scope Creep.
Làm thế nào để tránh tình trạng Scope Creep?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn Business Analyst khá cơ bản nhưng cũng rất quan trọng để kiểm tra sự hiểu biết của bạn về vị trí Business Analyst.
Gợi ý câu trả lời:
Để tránh tình trạng Scope Creep, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp như:
- Xác định phạm vi của dự án từ ban đầu một cách rõ ràng và chi tiết.
- Đảm bảo sự liên lạc và ghi nhận đầy đủ giữa các bên liên quan để tránh hiểu lầm hoặc sự mơ hồ trong yêu cầu.
- Thiết lập kế hoạch dự trù cho những vấn đề có thể phát sinh.
- Tuân theo những thay đổi phù hợp.
- Chia các dự án lớn thành các dự án nhỏ để dễ quản lý hơn.
Từ góc nhìn của một Business Analyst, bạn cho rằng yêu cầu và nhu cầu khác nhau như thế nào?
Nhu cầu là việc xác định nhu cầu trong tương lai của một doanh nghiệp. Trong khi đó, yêu cầu được dùng để thể hiện cho nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp.
Bạn cho rằng ý nghĩa của quản lý dự án là gì?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn BA Fresher phổ biến để đánh giá kiến thức cơ bản của ứng viên về vị trí Business Analyst trong doanh nghiệp. Đối với câu hỏi này, bạn nên trả lời ngắn gọn và đầy đủ, tránh trả lời dài dòng vì nó sẽ khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chỉ đang “trả bài” chứ không thật sự hiểu về tính chất của công việc.
Quản lý dự án là quy trình lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát quá trình phát triển của dự án để đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đồng thời đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Là một Business Analyst, bạn định nghĩa Pareto Analysis là như thế nào?
Pareto Analysis được biết đến là quy tắc 80/20. Đây là một kỹ thuật được sử dụng để đưa ra các quyết định phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề và kiểm soát chất lượng hiệu quả. Theo quy tắc này, 80% lợi ích của một dự án có thể đạt được bằng cách thực hiện 20% công việc hoặc ngược lại, 80% lỗi xảy ra có thể bắt nguồn từ 20% nguyên nhân.
Phân biệt giữa Risk và Issue?
Issue nghĩa là Risk đã xảy ra và trở thành một vấn đề cần được giải quyết ngay lập tức để đảm bảo chất lượng của dự án. Trong khi Risk là những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai và được giải quyết bằng cách quản lý sự kiện hoặc quản lý vấn đề. Hay nói cách khác, Issue là những gì bạn đối mặt khi một Risk đã hoặc đang xảy ra.
Flowchart có vai trò quan trọng như thế nào?
Flowchart sẽ giải thích chi tiết và đầy đủ về các khái niệm, quy trình với đội ngũ kỹ thuật và các bên liên quan trong dự án. Flowchart giúp người xem hiểu và diễn giải các quy trình phức tạp theo một cách dễ hiểu hơn, tạo ra một hình dung rõ ràng về luồng công việc và tìm kiếm giải pháp nhằm cải thiện hiệu suất và quy trình làm việc.
Những kỹ năng cần có của một Business Analyst là gì?
Để trở thành một Business Analyst cần phải có những kỹ năng như:
- Kỹ năng, kiến thức cần thiết về chuyên môn và nghiệp vụ của Business Analyst.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng phân tích và xử lý vấn đề.
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục.
- Kỹ năng quản lý và đưa ra quyết định.
Các tài liệu được sử dụng bởi một Business Analyst trong một dự án là gì?
Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn Business Analyst thường gặp nhằm đánh giá trình độ của ứng viên. Bạn có thể liệt kê những tài liệu cần thiết cho một dự án mà bạn biết.
Gợi ý câu trả lời:
Các tài liệu quan trọng mà một Business Analyst cần sử dụng trong dự án bao gồm: Functional requirements document (FRD), Business requirements document (BRD), Technical Specification,…
Các Elements chính của tài liệu SRS là gì?
Các Elements chính của tài liệu SRS bao gồm: Phạm vi công việc, Dependencies, Yêu cầu chức năng, Mô hình dữ liệu, Những yêu cầu Non-functional,…
Phát triển kinh doanh gồm những giai đoạn quan trọng nào?
Quá trình phát triển kinh doanh thường bao gồm các giai đoạn quan trọng như:
- Forming – Giai đoạn định hướng.
- Storming – Giai đoạn lập ý tưởng.
- Norming – Giai đoạn đánh giá.
- Performing – Giai đoạn thực hiện.
Giải thích ngắn gọn vai trò của Business Analyst trong một nhóm làm việc?
Business Analyst đóng vai trò là cầu nối giữa các bên liên quan. Một Business Analyst phải hiểu rõ những yêu cầu kinh doanh và mục tiêu của dự án. Điều quan trọng nhất đối với một nhà phân tích nghiệp vụ là khả năng sắp xếp và đưa ra các yêu cầu của các nhà đầu tư này và đáp ứng được mục đích kinh doanh. Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst thường gặp nhất bởi BA là người sẽ thường xuyên tiếp xúc và làm việc với các đội nhóm để có thể đảm bảo tiến độ và chất lượng của các dự án.
Bạn hiểu như thế nào về PaaS và SaaS?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn Business Analyst thông dụng nhằm khai thác mức độ chuyên môn của các ứng viên. Bạn chỉ cần trả lời một cách đơn giản theo sự hiểu biết của mình hoặc dựa vào gợi ý sau:
PaaS là một dạng toán đám mây, nó sẽ cung cấp một môi trường, nền tảng để nhà phân tích kinh doanh phát triển ứng dụng và dịch vụ thông qua mạng internet. Từ đó, mọi dữ liệu được lưu trữ trên đám mây sẽ giúp cho người dùng có thể truy cập dễ dàng hơn. SaaS là một mô hình phân phối phần mềm cho nhà cung cấp bên thứ 3. Nhờ đó, có thể lưu trữ dữ liệu ứng dụng và cho phép người dùng truy cập thông qua internet.
Vai trò và trách nhiệm của một Business Analyst trong dự án là gì?
Câu hỏi phỏng vấn Business Analyst này mang tính chất đánh giá ứng viên về vai trò và trách nhiệm trong công việc. Do đó nếu bạn có thể trả lời đúng câu hỏi này, bạn sẽ có thể ghi điểm tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Gợi ý câu trả lời:
Vai trò và trách nhiệm của một BA trong một dự án bao gồm:
- Giải quyết các thắc mắc và câu hỏi truy vấn về kỹ thuật từ phía khách hàng.
- Nghiên cứu, phân tích tài liệu, đánh giá dự án hoặc chuẩn bị các tài liệu cần thiết khi được yêu cầu.
- Đưa ra các yêu cầu liên quan đến truy vấn từ nhóm dự án trong quá trình thử nghiệm và phát triển.
- Tiến hành sửa đổi khi có yêu cầu thay đổi của khách hàng.
Kinh nghiệm khi phỏng vấn Business Analyst
Ngoài việc tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội đậu phỏng vấn.
- Bạn nên tìm hiểu và nắm vững các kiến thức cần thiết trong lĩnh vực Business Analysis để có thể tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi về BA do nhà tuyển dụng đặt ra, đồng thời cũng thể hiện được sự hiểu biết chuyên môn của bản thân.
- Một trong những yếu tố mà nhiều người không quá để tâm nhưng nó lại có ảnh hưởng khá lớn đến ấn tượng của nhà tuyển dụng về bạn đó là trang phục. Hãy lựa chọn một trang phục đơn giản, lịch sự bởi chắc chắn một vẻ ngoài chỉn chu cũng sẽ thể hiện cho tính cách và sự chuyên nghiệp của bạn.
- Đừng quên thể hiện khả năng giao tiếp và tương tác với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Bởi đây cũng là một trong những kỹ năng cần có của một BA, do đó việc bạn tự tin thể hiện bản thân sẽ để lại một điểm cộng rất lớn.
- Hãy tìm hiểu kỹ về đơn vị, tổ chức mà bạn đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được sự chuẩn bị chu đáo và mong muốn được trở thành một thành viên trong doanh nghiệp của họ.
- Cuối cùng, bạn nên đến sớm hơn thời gian phỏng vấn đã hẹn 10 – 15 phút để đảm bảo đúng giờ và phòng ngừa cho một số tình huống không mong muốn có thể phát sinh.
Như vậy, trên đây là những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst phổ biến và cơ bản nhất mà các ứng viên có thể gặp trong quá trình phỏng vấn. Hy vọng bài Review phỏng vấn BA này sẽ đem đến những thông tin hữu ích và giúp bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tốt hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học phân tích kinh doanh để nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu trong kinh doanh, hãy liên hệ ngay MDA để được tư vấn miễn phí nhé!