Kiến thức
14 phút đọc

[22] Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu cho Doanh Nghiệp Nhỏ Với Công Nghệ Nào Tối Ưu Tích Hợp Power BI?

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang dùng công nghệ Business Intelligence để xây dựng cơ sở dữ liệu. Trong số đó nổi bật là Power BI (Microsoft) được dùng để phân tích dữ liệu. Vì Power BI vượt trội tính năng phân tích dữ liệu chuyên nghiệp, so với nhiều công nghệ BI khác. Vậy dùng công nghệ nào để xây dựng cơ sở dữ liệu tương thích tốt nhất phù hợp nhất với Power BI. Đây là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp trong thời gian gần dây.

1. Thực trạng xây dựng cơ sở dữ liệu

Do doanh nghiệp ưu tiên dùng Power BI (Microsoft) để phân tích báo cáo chuyên nghiệp. Nên nếu dùng những công nghệ chung ecosystem của Microsoft sẽ thuận tiện hơn.

Bài viết này sẽ tập trung vào các khía cạnh quan trọng để lựa chọn công nghệ cơ sở dữ liệu phù hợp cho doanh nghiệp. Bao gồm: Giá thành, Chức năng liên quan về cơ sở dữ liệu, Bảo mật dữ liệu, Low-code (dễ dùng), tích hợp tốt với Power BI.

2. Bốn công nghệ về cơ sở dữ liệu của Microsoft

Về công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, hiện nay Microsoft đang có 4 công nghệ chính.

2.1. Microsoft Access

Là một công cụ lập trình tạo cơ sở dữ liệu đơn giản và thân thiện với người dùng.

2.2. Microsoft SQL Server

Đây là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạnh mẽ và linh hoạt. Hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp và ứng dụng web.

2.3. Microsoft Azure SQL Database

Là một dịch vụ cơ sở dữ liệu tạo trên nền tảng Azure. Hỗ trợ cho việc quản lý và bảo mật dữ liệu dễ dàng hơn.

2.4. Microsoft Dataverse

Đây là một cơ sở dữ liệu tạo trên nền tảng Azure, hỗ trợ cho việc tạo các ứng dụng no-code Power Platform. (As part of Microsoft Power Platform, Dataverse requires no or little code to be written, so it can easily be used by everyone from knowledge workers to professional developers.) 2021 Microsoft đổi logo Dataverse nhằm thể hiện sứ mệnh của nó với việc tạo ra một môi trường đồng bộ cho dữ liệu và tích hợp. Màu xanh lá cây được chọn để thể hiện sự tươi mới, sáng tạo và sức sống trong công nghệ dữ liệu.

3. Giá thành (tương đối) của 4 công nghệ này?

Là một công nghệ về cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, chắc hẳn các công nghệ này đã có những chức năng chính về xây dựng cơ sở dữ liệu. Vậy điều khiến các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn các công nghệ này chính là giá thành. Giá của các công nghệ này như sau:

3.1. Access 

Một công cụ tạo cơ sở dữ liệu đơn giản và dễ sử dụng, phù hợp cho nhu cầu tạo cơ sở dữ liệu đơn giản và nhỏ. Access là một phần của Microsoft Office 365 hoặc Microsoft Office Professional, vì vậy giá sản phẩm có thể thay đổi tùy theo gói đăng ký, thường khoảng 150 đến 220 USD một năm.

3.2. SQL Server

Một công cụ cơ sở dữ liệu quan trọng cho doanh nghiệp, cung cấp các tính năng mạnh mẽ và mở rộng, tùy chỉnh cho mục đích sử dụng cụ thể. Giá SQL Server có thể tùy thuộc vào phiên bản và số lượng bản sao cần thiết, thường từ 1.000 đến 6.000 USD một năm.

3.3. Azure SQL Database

Là một công cụ tạo cơ sở dữ liệu trên nền tảng đám mây của Microsoft, cho phép bạn tận dụng các tính năng mạnh mẽ của SQL Server với mức chi phí thấp hơn. Giá Azure SQL Database thường từ 5 đến 200 USD một tháng tùy vào nhu cầu sử dụng và dung lượng cần thiết.

3.4. Microsoft Dataverse

Một công cụ tạo cơ sở dữ liệu trên nền tảng đám mây mới của Microsoft, tập trung vào việc giải quyết các nhu cầu cơ bản về quản lý dữ liệu cho các ứng dụng Power Platform. Giá Dataverse: các chức năng cơ bản được miễn phí đi kèm Microsoft 365 licenses. Đây được xem là mức giá rẻ hơn rất nhiều so với Azure và SQL Server. Chức năng chính của Dataverse bao gồm quản lý, tạo, tìm kiếm, hỗ trợ truy vấn và tạo báo cáo dữ liệu cho các ứng dụng Power Platform. Dataverse cung cấp một cơ sở dữ liệu mạnh mẽ và linh hoạt để phát triển các ứng dụng với tính năng đa dạng và khả năng mở rộng cao.

 4. Doanh nghiệp lớn, nhỏ nên dùng công nghệ cơ sở dữ liệu Microsft nào trong 4 công nghệ trên?

Đối với doanh nghiệp tầm trung, lớn: cân nhắc sử dụng SQL Server hoặc Azure SQL Database. Bởi vì SQL Server với tính năng phức tạp hơn và độ bảo mật cao hơn. Còn Azure SQL Database cho việc lưu trữ và quản lý dữ liệu trên đám mây.

Doanh nghiệp nhỏ: Access hoặc Dataverse.

5. Doanh nghiệp nhỏ nên chọn Access hay Dataverse?

Vậy đối với doanh nghiệp nhỏ, trường hợp nào nên tạo với Access hay Dataverse?

5.1. Ưu điểm

Khi tạo báo cáo Power BI dựa trên cơ sở dữ liệu Microsoft Dataverse:

  • Tốt cho việc quản lý dữ liệu tại mức độ cao, với nhiều tính năng bảo mật và quản lý quyền truy cập.
  • Cung cấp các tính năng cho phép tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Cung cấp các tính năng cho phép tổ chức và quản lý dữ liệu dễ dàng hơn.
  • Có thể mở rộng với các ứng dụng khác trong nền tảng Power Platform.

Khi tạo báo cáo Power BI dựa trên cơ sở dữ liệu Microsoft Access:

  • Đơn giản, dễ dùng và linh hoạt cho những doanh nghiệp nhỏ với yêu cầu không phức tạp về cơ sở dữ liệu.
  • Dễ dàng tích hợp với các ứng dụng Microsoft khác như Excel.
  • Giá thành hợp lý.
  • Cung cấp một giải pháp tổng quát cho việc lưu trữ và tra cứu dữ liệu.

5.2. Nhược điểm

Đối với Access khi được dùng làm cơ sở dữ liệu cho Power BI:

  • Hạn chế về tốc độ xử lý, dung lượng dữ liệu lớn và nhiều người sử dụng có thể gây kẹt.
  • Bảo mật dữ liệu chưa tốt, nếu bị mất hoặc hỏng dữ liệu sẽ không được sao lưu hoặc khôi phục được.

Nhược điểm của dùng Dataverse làm cơ sở dữ liệu cho Power BI:

  • Học cách sử dụng công nghệ mới có thể tốn thời gian và nguồn lực.
  • Phụ thuộc vào kết nối Internet vì dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, có thể gặp vấn đề kết nối và bảo mật.

Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng thể thì Dataverse vẫn là lựa chọn tốt hơn cho các doanh nghiệp muốn xây dựng cơ sở dữ liệu cho Power BI. Với tính năng mở rộng, tối ưu về tốc độ và bảo mật tốt hơn.

6. Vậy Microsoft Dataverse là gì?

Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu cho Doanh Nghiệp: Vậy Microsoft Dataverse là gì?

Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu cho Doanh Nghiệp: Vậy Microsoft Dataverse là gì?

Microsoft Dataverse (trước đây là Common Data Service) ra đời vào năm 2016. Đây là một nền tảng dữ liệu mạng xã hội được tích hợp với Microsoft Power Platform. Cung cấp một nơi lưu trữ dữ liệu để xử lý và quản lý dữ liệu cho các ứng dụng, công việc, và workflows.

Dataverse cung cấp các công cụ để tạo và quản lý các bảng dữ liệu, cấu hình quan hệ giữa các bảng, và tạo các biểu mẫu để nhập dữ liệu. Ngoài ra còn hỗ trợ tích hợp với các dịch vụ và ứng dụng khác trong Microsoft Power Platform. Bao gồm Power BI, Power Apps, Power Automate, Power Virtual Agents, Power Pages và các dịch vụ khác của Microsoft.

Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu cho Doanh Nghiệp: Microsoft Power Platform

Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu cho Doanh Nghiệp: Microsoft Power Platform

7. So sánh giữa Dataverse và MySQL, NocodeDB?

Đối với doanh nghiệp nhỏ, ngoài cân nhắc giữa 2 công nghệ: Access hay Dataverse của Microsoft, thì tại Việt Nam các công nghệ khác ngoài Microsoft như MySQL, NocoDB cũng được nhiều người biết đến.

Microsoft Dataverse và MySQL có một số khác biệt về tính năng, dễ dàng sử dụng và tối ưu cho mục đích sử dụng của doanh nghiệp nhỏ.

7.1. Khác biệt chính:

  1. Tính năng: Microsoft Dataverse cung cấp một số tính năng nâng cao hơn so với MySQL. Có thể nhắc đến tích hợp với Power Platform, khả năng tự động hóa, tích hợp với các dịch vụ đám mây Microsoft và hỗ trợ cho việc phân tán dữ liệu.
  2. Dễ dàng sử dụng: Microsoft Dataverse được tối ưu hoá cho việc sử dụng với Power Platform. Đồng thời có một giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng hơn so với MySQL.
  3. Tối ưu cho mục đích sử dụng: Microsoft Dataverse được thiết kế để hỗ trợ việc xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo cho doanh nghiệp nhỏ. Trong khi MySQL được thiết kế cho các mục đích sử dụng phức tạp hơn.

Tất cả những yếu tố này nên được xem xét khi quyết định sử dụng Microsoft Dataverse hoặc MySQL cho doanh nghiệp nhỏ.

7.2. Ưu điểm và Nhược điểm

Microsoft Dataverse và MySQL là hai nền tảng cơ sở dữ liệu khác nhau. Với ưu điểm và nhược điểm riêng biệt.

7.2.1. Microsoft Dataverse

Ưu điểm của Microsoft Dataverse:

  • Dễ sử dụng với giao diện trực quan và dễ nhận thức.
  • Hỗ trợ nhiều hệ thống và ứng dụng, tích hợp với Microsoft Power Platform và Power BI.
  • An toàn với các tính năng bảo mật và quản lý dữ liệu.
  • Có thể mở rộng và tùy chỉnh dễ dàng theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Nhược điểm của Dataverse đã nêu trên:

  • Học cách sử dụng công nghệ mới có thể tốn thời gian và nguồn lực.
  • Phụ thuộc vào kết nối Internet vì dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, có thể gặp vấn đề kết nối và bảo mật.

7.2.2 MySQL

Ưu điểm của MySQL:

  • Giá rẻ.
  • Phổ biến với nhiều người sử dụng trên toàn cầu.
  • Có thể mở rộng và tùy chỉnh dễ dàng theo nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ lập trình.

Nhược điểm của MySQL:

  • MySQL cần kết nối với các công cụ bên thứ ba để hoàn thành các tác vụ tương tự.
  • Microsoft Dataverse cung cấp tính năng bảo mật và quản lý dữ liệu mạnh mẽ. Trong khi MySQL cần cấu hình và bổ sung bảo mật bằng các công cụ bên thứ ba.

7.2.3. NocoDB

Đây cũng là một công nghệ cơ sở dữ liệu no-code được nhiều người biết đến. Tuy nhiên NocoDB có 1 số nhược điểm như sau:

  • Hạn chế tính năng về quản lý cơ sở dữ liệu.
  • Độ an toàn dữ liệu có thể kém hơn so với các nền tảng khác.

Microsoft Dataverse là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp có nhu cầu cao về quản lý và bảo mật dữ liệu. Trong khi MySQL là lựa chọn tốt hơn cho các doanh nghiệp cần một nền tảng cơ sở dữ liệu rẻ và dễ tích hợp nhiều ngôn ngữ lập trình khác.

Hy vọng qua bài viết trên, mọi người cũng sẽ có cái nhìn tổng quát về các công nghệ cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa bạn có thể lựa chọn cho mình công nghệ phù hợp. Với mọi thắc mắc về Khóa học Business Intelligence vui lòng inbox Fanpage hoặc gọi đến hotline 0961 48 66 48 để được giải đáp nhanh nhất.