Nâng trình phân tích dữ liệu kinh doanh bằng những khóa học của MDA
Các ứng dụng Bar Chart từ cơ bản đến nâng cao
Mục Lục
Vẽ Bar Chart có vẻ như là một nhiệm vụ đơn giản nhưng để thực sự ứng dụng Bar Chart một cách hiệu quả đòi hỏi sự am hiểu về dữ liệu cũng như dạng Bar Chart mà mình sử dụng. Vậy Bar Chart là gì? Ứng dụng Bar Chart như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Mastering Data Analytics tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Bar chart là gì? Ứng dụng Bar Chart trong phân tích dữ liệu?
Bar chart là biểu đồ hoặc đồ thị biểu diễn các dữ liệu, số lượng khác nhau bằng cách sử dụng thanh hình chữ nhật. Dạng biểu đồ này dùng để so sánh và đối chiếu các loại tần suất dữ liệu khác nhau hoặc các thước đo khác của danh mục dữ liệu riêng biệt.
Các đặc điểm của Bar chart:
- Biểu diễn dữ liệu số bằng các hình chữ nhật (hoặc thanh) có chiều rộng bằng nhau và chiều cao khác nhau.
- Khoảng cách giữa thanh này và thanh kia luôn đồng đều.
- Có thể ngang hoặc dọc.
- Độ dài mỗi thanh liên quan trực tiếp đến giá trị của nó.
Những ứng dụng cơ bản của Bar Chart:
- So sánh doanh số, thu nhập từ các sản phẩm và thị trường khác nhau.
- Hiển thị chuỗi thời gian, biến động để điều chỉnh chiến lược.
- Sử dụng để thể hiện phân phối dữ liệu với các giá trị cụ thể.
- Tổng hợp thông tin dữ liệu dễ dàng và chi tiết.
2. Bar chart cơ bản
2.1. Thành phần cơ bản
- Trục X và Trục Y: Trục X chứa các danh mục hoặc nhóm, trục Y chứa giá trị dữ liệu.
- Cột (Bar): Biểu diễn giá trị dữ liệu thông qua chiều cao của thanh cột.
- Chú thích (Legend): Mô tả ý nghĩa của các màu sắc hoặc loại cột nếu biểu đồ có nhiều dãy dữ liệu. Nó giúp định rõ giá trị tương ứng với mỗi màu sắc hoặc loại cột.
- Tiêu đề (Title): Cung cấp thông tin về nội dung hoặc mục đích của biểu đồ giúp người đọc hiểu được ý nghĩa chung của biểu đồ.
- Nhãn dữ liệu (Data Labels): Được thêm vào mỗi cột để hiển thị giá trị chính xác của dữ liệu giúp người đọc dễ dàng đọc và hiểu giá trị của mỗi cột.
Source: Appfarm Documentation
2.2. Ứng dụng Bar Chart cơ bản
- Bar chart cơ bản thường được ứng dụng để:
- So sánh các giá trị hoặc số liệu giữa các nhóm hoặc danh mục khác nhau.
- Sử dụng để đánh giá hiệu suất của các đối tượng khác nhau như lợi nhuận hằng năm, chi phí hàng tháng,…
- Thường được ứng dụng dành cho các dữ liệu đơn giản không yêu cầu sự phức tạp trong biểu diễn và mục tiêu chính là truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và dễ hiểu cho đối tượng.
3. Bar chart nâng cao
3.1. Tính năng nổi bật so với Bar Chart cơ bản
- Cho phép hiển thị biểu đồ ở dạng không gian 3D bằng cách xác định các giá trị cho alpha, beta và độ sâu cột. Giúp biểu đồ có độ sâu và thu hút hơn.
- Có khả năng khoanh vùng dữ liệu quan trọng trên biểu đồ để tập trung vào chi tiết cụ thể.
- Có thể chọn từ nhiều loại biểu đồ cột nâng cao, bao gồm stacked bar chart, grouped bar chart, và clustered bar chart, để thể hiện dữ liệu theo nhiều cách khác nhau.
- Sử dụng nhiều loại dữ liệu cho cả trục X và Y, mở rộng khả năng biểu diễn.
Source: Appfarm Documentation
3.2. Ứng dụng Bar Chart nâng cao
- Cũng giống như Bar Chart cơ bản, ứng dụng Bar Chart nâng cao là:
- Hiển thị dữ liệu đa chiều, cho phép so sánh nhiều yếu tố hoặc biến thể của dữ liệu trong cùng một biểu đồ như chi phí, lợi nhuận từng tháng.
- Trình bày thông tin chi tiết hơn, hỗ trợ theo dõi xu hướng và biến động chi tiết trong dữ liệu theo các khoảng thời gian.
- Xử lý và hiển thị dữ liệu lớn một cách hiệu quả, hỗ trợ cho việc quản lý và phân tích dữ liệu có quy mô lớn.
4. Ưu điểm của Bar Chart
- Bar Chart là một trong những biểu đồ đơn giản nhất và dễ hiểu. Người đọc có thể nhanh chóng đọc và hiểu thông tin một cách trực quan.
- Bar Chart giúp cho việc so sánh giữa các giá trị hoặc nhóm trở nên dễ dàng. Độ dài hoặc chiều cao của cột thường tương ứng với giá trị của dữ liệu.
- Đây là một dạng biểu đồ được dùng phổ biến nhất, được mọi người ưa chuộng sử dụng.
- Có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhiều loại biểu đồ để trình bày thông tin một cách toàn diện.
Việc nhận dạng và hiểu cách ứng dụng Bar Chart không chỉ quan trọng mà còn là chìa khóa giúp các nhà quản lý có thể thống kê dữ liệu một cách đúng đắn. Không chỉ vậy Bar Chart còn là công cụ hỗ trợ việc so sánh các yếu tố khác nhau giúp nhà quản lý biết yếu tố nào cần tập trung phát triển và cải thiện, hỗ trợ nâng cao hiệu suất kinh doanh.
Nếu bạn muốn hiểu rõ về ứng dụng Bar Chart hay những dạng biểu đồ khác và có thể trở thành một người có khả năng hiểu và phân tích dữ liệu chuyên nghiệp thì hãy tìm hiểu khóa học Business Intelligence và Marketing Automation & Analytics của Mastering Data Analytics ngay hôm nay. Với lộ trình học bài bản, chất lượng, giảng viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu thì Mastering Data Analytics là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Follow Fanpage của MDA để có thể cập nhật thông tin và ưu đãi lớn cho khóa học nhé!