Kiến thức
11 phút đọc

[19] – Phân Tích PVM (Price – Volume – Mix) Là Gì? Ứng Dụng Như Thế Nào?

Phân tích PVM giúp bạn tìm ra nguyên nhân các thay đổi về doanh thu hoặc tỷ suất lợi nhuận do các thành phần chính. Trên thực tế có rất nhiều phương pháp phân tích nguyên nhân gây tác động biến phân tích. Được biết đến với cái tên Factor Analysis. Trong số đó, phương pháp phân tích theo mô hình PVM là phương pháp khá phổ biến. Được nhiều người ứng dụng rộng rãi tại các bộ phận Sale/Finance tại doanh nghiệp.

Bạn đã biết Phân tích PVM là gì?

Phân tích PVM (Price – Volume – Mix) là bóc tách nguyên nhân thay đổi doanh thu/ lợi nhuận/ margin … theo những yếu tố như: giá, sản lượng và tác động hỗn hợp … đến yếu tố cần phân tích.

Phân tích PVM cũng thường được gọi với nhiều tên gọi khác. Bao gồm phân tích phương sai (variance analysis), cầu tỷ số biên (margin bridge) hoặc cầu doanh thu (revenue bridge), …

Kết quả phân tích PVM thường thấy tại doanh nghiệp:

Các yếu tố tác động đến biến phân tích

1. Yếu tố Giá (Price) đến biến phân tích

Giá: phản ánh giá của sản phẩm khi bán sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra giá còn là yếu tố đóng góp chính cho sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong doanh nghiệp. Giá tăng trực tiếp chuyển thành lợi nhuận được cải thiện. Nhưng giá cao hơn có thể dẫn đến khối lượng thấp hơn vì ít khách hàng quyết định mua sản phẩm giá cao hơn.

2. Yếu tố Sản lượng (Volume) đến biến phân tích

Sản lượng là một yếu tố khác thúc đẩy sự phát triển của công ty bạn. Sự tăng trưởng về sản lượng thường tương quan với hiệu suất tốt hơn, trừ khi nó được bù đắp bằng thứ khác.

Sản lượng là số lượng sản phẩm bạn bán. Bán nhiều sản phẩm hơn với cùng một mức giá có nghĩa là doanh thu nhiều hơn. Tuy nhiên, khối lượng ít ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của bạn. Bán nhiều sản phẩm hơn với giá thấp hơn sẽ làm giảm biên lợi nhuận của bạn nếu giá vốn hàng hóa không đổi.

3. Yếu tố Hỗn hợp (Mix)

Mix (dimension structure): sự thay đổi tỉ trọng trong danh mục (porfolio), có thể Product Mix, Channel Mix, Customer Mix …

Ví dụ: Product Mix – Khái niệm này phản ánh thực tế là không phải tất cả các sản phẩm đều có biên lợi nhuận/ giá bán như nhau. Một số sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận/ giá bán tốt hơn những sản phẩm khác. Điều đó có nghĩa là những thay đổi trong danh mục sản phẩm của bạn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận/doanh thu của bạn. Bán được nhiều sản phẩm hơn với tỷ suất lợi nhuận/giá bán tốt hơn sẽ thúc đẩy lợi nhuận/ doanh thu tăng lên và ngược lại.

Ví dụ: Thay đổi tỉ trọng sản phẩm theo mức độ khách hàng: sự thay đổi trong số lượng sản phẩm đã bán qua cùng danh mục sản phẩm (product mix), cùng danh mục khách hàng (customer). (Product mix on aggregated customer level = change in product portfolio, i.e. change in purchased quantities across same set of products at a same customer).

Trên đây là 3 yếu tố chính trong mô hình PVM, tuy nhiên trong thực tế, chuyên gia phân tích dữ liệu có thể bóc tách nhiều hướng để tìm ra thông tin sâu và có giá trị hơn bằng các kỹ thuật bên dưới. Cùng đi đến các 7 kĩ thuật bóc tách phổ biến trong thực tế để phân tích sâu hơn nhé!

Kỹ thuật bóc tách, kết hợp trong mô hình PVM

1. The “cost-effect” – bóc tách Chi phí ra những hạng mục nhỏ hơn

Những câu hỏi về Chi phí “Total Cost” thường gặp:

  • Variable costs might have increased? (Chi phí biến đổi tăng?)
  • Marketing and Sales changed the customer rebates? (Chiết khấu khách hàng thay đổi?)
  • Payment Term Costs or Freight Costs contributed negatively to the ‘Total Costs’? (Chi phí cơ hội về thời hạn thanh toán hoặc chi phí vận chuyển thay đổi?)
The "cost-effect" - bóc tách Chi phí ra những hạng mục nhỏ hơn

2. The Interaction between volume and mix – biến động tương quan giữa Sản lượng và thay đổi cấu trúc

Theo A Practical Guide to Price / Volume / Mix Analysis Insights: Sự thay đổi về Sản lượng bán có tác động đến sự thay đổi cấu trúc danh mục (porfolio mix) khi tổng hợp lên cấp độ cao hơn trong hệ thống phân cấp doanh nghiệp của bạn.

How Advanced PVM Analysis Provides Actionable Insights có nhắc đến. Thông thường, tác động của Sản lượng được tính trên giả định cố định về giá/biên qua thời kỳ 

Khi mô hình PVM không bóc tách chi tiết “Mix effect” thì yếu tố Sản lượng trở thành lý do giải thích cho:

  • Tác động của sự thay đổi số lượng sản phẩm bán ra tác động đến doanh thu/ biên lợi nhuận
  • Giải thích cho sự thay đổi trong danh mục tác động lên doanh thu/ biên lợi nhuận

Ví dụ:

Việc một khách hàng mua một sản phẩm với số lượng lớn không có kế hoạch, thường đóng góp đáng kể vào “Volumn Effect”. Nếu giá của sản phẩm này thấp so với tất cả các sản phẩm khác mà khách hàng này đã mua, thì giao dịch mua này – gây ra sự thay đổi trong danh mục sản phẩm ở cấp độ khách hàng – có tác động tiêu cực đến sự thay đổi về doanh thu hoặc tỷ suất lợi nhuận. Để có cái nhìn tổng quan đầy đủ về “Mix Effect” trên cơ sở kết hợp sản phẩm ở cấp độ khách hàng, những thay đổi cần được xem xét là:

• Sự thay đổi về đóng góp tương đối của tất cả các khách hàng trên cấp độ Dòng sản phẩm tổng hợp.

• Sự thay đổi trong danh mục sản phẩm = hỗn hợp dòng sản phẩm ở cấp độ đơn vị kinh doanh.

Mix Effect – rất khó để kiểm soát và quản lý một cách chủ động. Tuy nhiên, bạn có thể tăng sự minh bạch bằng việc bóc tách Mix Effect chi tiết hơn.

Mix Effect

3. The exchange rate effect – Bóc tách chi tiết tỉ giá hối đoái

4. New/Non-repeat business effect – Hoạt động kinh doanh mới, không lặp lại

Match/ Unmatch transaction là gì? Là mức độ chi tiết dữ liệu có thể đối chiếu đầy đủ, chi tiết được phân bổ, bóc tách đủ chi tiết để phân tích.

5. Impact of changes in list price on revenue

Các kĩ thuật bóc tách giá niêm yết:

6. Bóc tách theo chiều dữ liệu (dimension)

Xem qua hình ảnh dưới đây để hình dung bóc tách theo dimension dữ liệu. Ví dụ chiều Country, bạn có thể dùng Decomposition Tree trong Power BI để xem biến động theo từng chiều như hình bên dưới.

7. Bóc tách theo sản phẩm mới (new) và sản phẩm đã ngừng sản xuất (discontinued)

Hai loại điển hình là sản phẩm mới (new) và sản phẩm đã ngừng sản xuất (discontinued). Bạn đã ra mắt sản phẩm mới vào năm ngoái? Nếu vậy, bạn có thể thấy doanh thu đạt được chỉ với sản phẩm mới. Bạn cũng có thể xem tác động của các sản phẩm đã ngừng sản xuất. Khi bạn thêm tất cả những điều này vào phân tích của mình, bạn có thể có được bức tranh rõ ràng hơn nhiều về những gì tác động đến doanh số bán hàng của bạn.

 Tổng kết

Khi bạn áp dụng những kĩ thuật này và tạo mô hình PVM phù hợp cho doanh nghiệp. Bạn nên chọn và kết hợp các tùy chọn mô hình PVM khác nhau phù hợp với nhu cầu phân tích hoặc mục đích báo cáo cụ thể của bạn. Các bên liên quan khác nhau có nhu cầu phân tích và mô hình PVM khác nhau. Kết quả là bạn thường chuẩn bị các ‘hương vị’ khác nhau của một mô hình PVM chung. Hoặc tạo các mô hình khác nhau, với mức độ chi tiết khác nhau cho các mục đích khác nhau. Điều quan trọng là phải hiểu rằng không có mô hình ‘đúng’ hay ‘sai’.

  1. Cost separation
  2. Mix separation
  3. Exchange rate effects grouped by pricing currency
  4. List price changes and related impact on customer invoice price
  5. Non-repeat/ New business separation
  6. Assessing and benchmarking different categories that impact change in revenue/margins across sales sub-regions
  7. New/ Discontinued product separation

Cách xây dựng mô hình phân tích PVM hiệu quả trong Excel

Đầu tiên, chuẩn bị dữ liệu thô

Sau đó, tính toán dữ liệu (PY: Previous Year – năm trước đó; AC: Actual – thực tế hiện tại)

Hoặc bóc tách mô hình PVM theo 5 yếu tố

Bước 3: Vẽ đồ thị water fall thể hiện sự biến động dữ liệu qua thời gian (PVM 5 yếu tố).

Bước 4: Chẻ dữ liệu PVM 5 yếu tố theo từng dimension khác nhau (ví dụ: Product)

Hy vọng, bài viết đã mang đến ý tưởng phân tích dữ liệu mới và các kỹ thuật bóc tách để phân tích sâu hơn khi thực hiện các phân tích biến động. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để đọc bài viết. Hẹn gặp mọi người trong những bài viết tiếp theo!

Bạn có thể xem bài viết full tại: LinkedIn