KPI và OKR luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp và các quản lý nhân sự. Cả hai phương pháp đều có chung mục tiêu là để quản trị và đo lường hiệu quả công việc. Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì? Phương pháp nào là tốt nhất cho doanh nghiệp?

1. Tổng quan về KPI và OKR

KPI là viết tắt của Key Performance Indicator, có nghĩa là chỉ số đánh giá hiệu suất. Chỉ số này tập hợp các chỉ tiêu đo lường kết quả của một hoạt động, dự án, bộ phận hay tổ chức trong một khoảng thời gian cụ thể. Ngoài ra, KPI cũng thể hiện mức độ hoàn thành mục tiêu được đặt ra cũng như mức độ phát triển hay suy giảm so với khoảng thời gian trước.

Chỉ số KPI

Chỉ số KPI

OKR viết tắt của Objectives and Key Results, có nghĩa là mục tiêu và chỉ tiêu đánh giá kết quả. Phương pháp quản trị mục tiêu OKR sẽ giúp doanh nghiệp xác định và theo dõi những mục tiêu chiến lược và những kết quả cụ thể để đạt được chúng. OKR tạo ra sự liên kết giữa các mục tiêu của doanh nghiệp với các mục tiêu của các bộ phận, nhóm và cá nhân.

Chỉ số OKR

Chỉ số OKR

2. Sự khác nhau giữa KPI và OKR

KPI là các chỉ số độc lập khác nhau nhằm đánh giá mức độ hoàn thành công việc. OKR giúp quản lý mục tiêu chiến lược và kết với những mục tiêu cụ thể để đạt được kết quả.

KPI thường được áp dụng cho những công việc lặp đi lặp lại, dễ dàng đo lường với các con số. OKR được áp dụng cho những công việc khó đo lường, mang tính trừu tượng và sáng tạo.

KPI thường được thiết lập theo chu kỳ hàng năm, hàng tháng hoặc hàng quý và có tính ổn định cao. Còn OKR có tính linh hoạt cao và có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế.

Trong hoạt động đo lường của doanh nghiệp sẽ có nhiều các chỉ số KPI. Nhưng đối với OKR, trong một chu kỳ nhất định, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào một số mục tiêu để lập ra các kết quả cần đạt được.

KPI và OKR

KPI và OKR

3. Doanh nghiệp nên chọn KPI hay OKR?

Bạn không cần phải chọn một trong hai mà có thể kết hợp cả hai phương pháp để có mang lại hiệu suất tốt nhất cho doanh nghiệp. Chỉ số KPI sẽ giúp bạn theo dõi hiệu suất tổng thể và duy trì, cải thiện những công việc đã có. Còn đối với OKR, chỉ số này sẽ giúp cho doanh nghiệp hay nguồn lực tập trung vào các mục tiêu quan trọng và cần được ưu tiên trước.

Hiện nay, các công ty đang dần chuyển sang kết hợp cả hai chỉ số này, chứ không chỉ dùng riêng KPI hay OKR. Bên cạnh đó, KPI và OKR luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, một số chỉ số về KPI có thể trở Key Result cho OKR khi doanh nghiệp quyết định giải quyết từng mục tiêu chi tiết.

Mối quan hệ giữa KPI và OKR 

Mối quan hệ giữa KPI và OKR

Kết luận

KPI và OKR là 2 công cụ vô cùng hiệu quả và việc lựa chọn được công cụ phù hợp cho doanh nghiệp của bạn là rất quan trọng. Hơn thế nữa, bạn cần phải xem xét cách mà doanh nghiệp của bạn thiết lập và triển khai như thế nào. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về KPI và OKR cũng như có thể ra quyết định lựa chọn hay phối hợp cả hai công cụ. Chúc bạn thành công trong việc quản trị và đo lường mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Xem ngay video TikTok do cô Phương Thảo chia sẻ để hiểu hơn về chủ đề này:

@phuongthaoanalytics

Còn phương pháp quản trị doanh nghiệp nào bạn muốn tìm hiểu nữa không? #phuongthaodataanalytics #dataanalytics #businessanalyst #masteringdataanalytics #daloteam #learnontiktok #business #tiktokmentor #fyp #doanhnghiep #dataanalysis #phantichdulieu #KPI #OKR #phanbiet #quantridoanhnghiep

♬ nhạc nền – Phuong Thao Analytics – Phuong Thao Analytics

Xem thêm bài viết khác tại đây:

Mastering Data Analytics tự hào là đơn vị đào tạo Kỹ năng Phân tích Dữ liệu Kinh doanh hàng đầu Việt Nam. Các khóa học Phân tích Dữ liệu Kinh doanh được khai giảng định kỳ hàng tháng. Với hai hình thức học: Online và Offline nhằm tạo điều kiện cho học viên linh hoạt sắp xếp thời gian. Truy cập Khóa học Business Intelligence để thêm về thông tin khóa học. Với mọi thắc mắc, bạn có thể inbox Fanpage Mastering Data Analytics hoặc liên hệ qua ZOA doanh nghiệp để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng nhất!