Mọi người thường có suy nghĩ khi học Business Intelligence cần phải học code mới có thể phân tích dữ liệu được. Quan điểm này hiện đã không còn chính xác như trước đây nữa. Hiện nay, có rất nhiều công cụ Business Intelligence (BI) được phát triển để giúp người dùng phân tích dữ liệu một cách dễ dàng và không cần phải biết lập trình.

Sự phát triển của công nghệ trong ngành data analytics theo thời gian đã hình thành 3 mức độ:

  • Coding-based
  • Visual-based
  • Augmented Analytics.

1. Phân tích dữ liệu mức Visual-based

Hiện nay đã xuất hiện các công cụ BI low-code được sử dụng phổ biến như Tableau, Power BI, QlikView và Looker. Với giao diện đồ họa thân thiện, công cụ kéo và thả giúp người dùng tạo ra các báo cáo và trực quan hóa dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, các công cụ này còn có khả năng kết nối và trích xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Bao gồm cả các hệ thống lưu trữ dữ liệu khác nhau như SQL Server, Oracle, MySQL, Excel, và các hệ thống đám mây như AWS và Google Cloud.

2. Phân tích dữ liệu mức Augmented Analytics

Sự ra đời của Microsoft Fabric và tích hợp Copilot trong Power BI đã tạo ra ảnh hưởng đáng kể đối với ngành data analytics. Microsoft Fabric là một nền tảng phân tích dữ liệu end-to-end. Nó kết hợp các công cụ và dữ liệu của tổ chức vào một nơi duy nhất, nhằm giúp tạo ra môi trường làm việc tốt hơn và khai thác toàn bộ tiềm năng của dữ liệu. Nền tảng này tích hợp các công nghệ như Azure Data Factory, Azure Synapse Analytics và Power BI thành một sản phẩm đơn nhất, cho phép cả nhân viên kinh doanh và chuyên gia dữ liệu khai thác dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Microsoft Fabric cung cấp một môi trường phân tích dữ liệu toàn diện, bao gồm các khía cạnh quan trọng của các dự án BI. Nó giúp tổ chức giải quyết vấn đề tích hợp nhiều dịch vụ phân tán từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, đồng thời giảm thiểu sự phức tạp và chi phí của việc tích hợp.

Copilot là một tính năng được tích hợp trong Power BI, sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người dùng trong việc khám phá và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả hơn. Bằng cách sử dụng khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Copilot cung cấp gợi ý thông minh, hiểu biết và tự động hóa để tăng tốc quá trình khám phá dữ liệu. Việc tích hợp Microsoft Copilot trong Power BI giúp người dùng tạo ra báo cáo dễ dàng chỉ bằng cách mô tả ý muốn hoặc đặt câu hỏi về dữ liệu, từ đó biến dữ liệu thành thông tin hữu ích ngay lập tức.

3. Tác động của sự phát triển công nghệ đối với ngành phân tích dữ liệu

Sự kết hợp của Microsoft Fabric và Copilot trong Power BI đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành data analytics. Cụ thể, những điểm nổi bật bao gồm:

  • Tích hợp dữ liệu: Microsoft Fabric cung cấp một nền tảng đồng nhất để kết hợp và quản lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như Azure Data Factory và Azure Synapse Analytics. Điều này giúp giảm bớt sự phân mảnh dữ liệu và tăng khả năng tích hợp.
  • Tăng cường khả năng phân tích: Copilot trong Power BI sử dụng trí tuệ nhân tạo để cung cấp gợi ý thông minh và tự động hóa việc khám phá và phân tích dữ liệu. Người dùng có thể dễ dàng tạo báo cáo và đặt câu hỏi với dữ liệu của họ. Từ đó nhanh chóng thu được thông tin hữu ích và hỗ trợ ra quyết định.
  • Trải nghiệm người dùng được cải thiện: Microsoft Fabric và Copilot đã cung cấp một giao diện người dùng đồng nhất và hợp nhất với các hướng dẫn về thiết kế Microsoft Fabric. Điều này làm tăng tính thống nhất, trực quan và dễ sử dụng của Power BI, cung cấp một môi trường làm việc hiệu quả cho người dùng.

4. Kết luận

Sự ra đời của Fabric và tích hợp Copilot vào Power BI nói riêng và công nghệ Augmented Analytics nói chung đã giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. Đồng thời, giảm thiểu thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp trong việc phân tích dữ liệu và tạo các báo cáo phân tích.

Mastering Data Analytics hiện tại vẫn có những series video dạy code DAX và SQL dành tặng cho những học viên muốn học thêm code chuyên sâu.

Bạn đang muốn học thêm kỹ năng phân tích dữ liệu để phát triển sự nghiệp? Tham khảo ngay khóa học Business Intelligence tại Mastering Data Analytics. Khóa học với tiêu chí low-code, tập trung vào kỹ năng, tư duy và quy trình phân tích bài bản.

Xem ngay video TikTok do cô Phương Thảo chia sẻ để hiểu hơn về chủ đề này:

@phuongthaoanalytics Muốn làm phân tích dữ liệu phải học code??? #phuongthaodataanalytics #dataanalytics #businessanalyst #daloteam #masteringdataanalytics #learnontiktok #business #data #tiktokhuongnghiep ♬ nhạc nền – Phuong Thao Analytics

Xem thêm bài viết khác tại đây:

Mastering Data Analytics tự hào là đơn vị đào tạo Kỹ năng Phân tích Dữ liệu Kinh doanh hàng đầu Việt Nam. Các khóa học Phân tích Dữ liệu Kinh doanh được khai giảng định kỳ hàng tháng. Với hai hình thức học: Online và Offline tạo điều kiện cho học viên linh hoạt sắp xếp thời gian. Truy cập Khóa học Business Intelligence để biết lịch khai giảng gần nhất. Với mọi thắc mắc về khóa học bạn có thể inbox Fanpage Mastering Data Analytics hoặc liên hệ hotline 0961 48 66 48 để được giải đáp miễn phí!