Nâng trình phân tích dữ liệu kinh doanh bằng những khóa học của MDA
TOP 30+ các loại biểu đồ trong Data Visualization không nên bỏ qua
Mục Lục
Biểu đồ là một trong những phương pháp hữu ích nhất để thể hiện dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu số một cách trực quan. Sự kết hợp về màu sắc, kích thước, hình dáng của biểu đồ giúp người nhìn dễ dàng nắm bắt thông tin và đánh giá các con số. Trong nội dung dưới đây, MDA sẽ giới thiệu đến bạn top 30+ biểu đồ dùng trong Data Visualization phổ biến nhất hiện nay.
Area graph – Biểu đồ miền
Area graph là một trong số các loại biểu đồ trong Data Visualization được sử dụng phổ biến nhất. Đây là sự điều chỉnh của biểu đồ đường, trong đó, khu vực dưới đường được tô màu để thể hiện sự nhấn mạnh. Màu tô cho khu vực này thường trong suốt để người nhìn thấy được sự chồng lấp.
Area graph được dùng để thể hiện sự biến đổi của giá trị trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó cũng được sử dụng để thể hiện xu hướng của đại lượng thay vì thể hiện giá trị cụ thể.
Arc diagram
Arc diagram là một loại đồ thị mạng đặc biệt được cấu thành bởi các nút thể hiện thực thể là liên kết thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể. Trong sơ đồ này, các nút (nodes) được sắp xếp theo một đường thẳng và các đoạn cong (arcs) được sử dụng để kết nối các nodes với nhau. Mức độ đậm nhạt của mỗi đoạn cong được sử dụng để biểu thị tần số hoặc liên quan giữa nút xuất phát và nút đích.
Bar chart – Biểu đồ cột
Bar chart trong các loại biểu đồ thống kê là loại dễ đọc và dễ sử dụng nhất. Bạn có thể sử dụng loại chart này để so sánh các dữ liệu phân loại. Một trục trong biểu đồ thể hiện danh mục và trục còn lại thể hiện giá trị.
Box plot
Box plot là biểu đồ dùng trong Data Visualization thể hiện 5 vị trí phân bố của dữ liệu gồm giá trị nhỏ nhất (min), giá trị tứ phân vị thứ nhất (Q1), giá trị trung vị (median), giá trị tứ phân vị thứ 3 (Q3) và giá trị lớn nhất (max). Ưu điểm của chart là chiếm ít không gian và đặc biệt hữu ích khi so sánh giữa nhiều nhóm hoặc bộ dữ liệu.
Bullet graph
Bullet graph hoạt động tương tự Bar chart là thể hiện dữ liệu hiệu suất. Tuy nhiên, biểu đồ này đã được thêm yếu tố hình ảnh để phù hợp với ngữ cảnh khác nhau. Bullet Graph được thiết kế và phát triển bởi Stephen Few, nhằm thay thế cho việc sử dụng đồng hồ đo trên dashboard.
Bubble chart – Biểu đồ bong bóng
Biểu đồ dùng trong Data Visualization – Bubble chart là biến thể của biểu đồ phân tán, trong đó, nó sử dụng các bong bóng với kích thước khác nhau để biểu thị thông tin. Thông qua ba giá trị chính là giá trị x, giá trị y và giá trị z (kích thước), Bubble chart cho phép so sánh và thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm bong bóng thông qua vị trí và kích thước của chúng.
Bubble chart không chỉ hữu ích để phân tích mẫu và hiển thị tương quan, mà còn giúp làm nổi bật các khả năng khác biệt giữa các nhóm dữ liệu. Tuy nhiên, khi có quá nhiều bong bóng, biểu đồ có thể trở nên rối mắc và khó đọc.
Bubble map
Trong Bubble map, các vòng tròn được sử dụng để thể hiện giá trị của đối tượng trong Dataset và so sánh tỷ lệ giữa các khu vực. Tuy nhiên, khi vòng tròn bong bóng quá lớn có thể bị chồng lên nhau và chồng lên vùng khác trong bản đồ.
Brainstorm – Sơ đồ tư duy
Brainstorm là một trong các loại chart Data Visualization dùng để thể hiện ý tưởng, nội dung chữ, hình ảnh, phân loại, tổ chức thông tin,… và liên kết chúng lại với nhau. Sơ đồ này thường được sử dụng trong giai đoạn đầu dự án và hoạt động như một giải pháp để ghi chú. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng thúc đẩy sự hợp tác và xây dựng tinh thần đồng đội trong các dự án.
Card
Card – Thẻ được sử dụng để thể hiện dữ liệu của doanh nghiệp và thường được xuất hiện dưới dạng hộp chứa thông tin quan trọng. Bạn có thể truy cập thông tin và tùy chọn chỉnh sửa, bổ sung cho Card bằng cách nhấp vào hộp chứa để mở chế độ xem chi tiết. Thẻ được dùng để hiển thị những loại thông tin như xu hướng khách hàng, mức KPI đạt được,…
Column chart – Biểu đồ cột
Column chart là một trong các biểu đồ dùng trong Data Visualization giúp so sánh giữa các đối tượng khác nhau hoặc so sánh đối tượng theo thời gian. Bạn có thể sử dụng biểu đồ này để thể hiện doanh thu hoặc khách hàng theo thời gian, ví dụ ngày, tuần, tháng, quý.
Chord diagram – Biểu đồ hợp âm
Biểu đồ Data Visualization – Chord diagram dùng để biểu diễn mối quan hệ hoặc luồng thông tin có sự tương quan giữa các yếu tố. Biểu đồ này rất hữu ích để làm nổi bật luồng chi phối và tương tác giữa các thành phần. Trong biểu đồ này, các nút thường được sắp xếp xung quanh một vòng tròn và chúng được kết nối với nhau bằng cách sử dụng các cung hoặc đường cong Bezier. Màu sắc thường được áp dụng để phân loại dữ liệu thành các danh mục khác nhau, giúp tạo sự tổ chức và hỗ trợ cho việc so sánh và phân biệt các nhóm dữ liệu.
Connected scatterplot
Connected scatterplot là một dạng biểu đồ phân tán trong đó các điểm dữ liệu được nối với nhau bằng các đoạn thẳng theo một thứ tự có ý nghĩa, thường là theo thời gian. Về cơ bản, loại chart được sử dụng để so sánh hai biến số liên tục theo quá trình thời gian hoặc phát triển của chúng. Nó cũng có khả năng hiển thị hướng, mức độ tương quan và tính tuyến tính của mối quan hệ giữa hai biến số.
Density plot – Biểu đồ mật độ
Biểu đồ dùng trong Data Visualization Density plot là biểu đồ mở rộng của histogram và tương đối giống biểu đồ hình chữ nhật. Biểu đồ này có đường cong trơn nối liền các đỉnh trong biểu đồ hình chữ nhật với nhau được sử dụng để trực quan hóa phân phối dữ liệu trong một khoảng thời gian cụ thể.
Donut pie chart
Donut pie chart là một biểu đồ được phát triển từ biểu đồ tròn. Tuy nhiên, phần lòng biểu đồ được làm rỗng. Biểu đồ giúp người nhìn tập trung được vào chiều dài của cung tròn thay vì tỷ lệ của các lát cắt trong biểu đồ tròn. Bên cạnh đó, Donut pie chart giúp tiết kiệm không gia vì phần lòng chart có thể dùng để thể hiện thông tin.
Frame diagram – Sơ đồ khung
Frame diagram là sơ đồ cây thể hiện cấu trúc của các mối quan hệ có sự phân cấp. Mỗi sơ đồ khung bao gồm các nhánh, và mỗi nhánh có thể chứa nhiều nhánh con kết nối theo từng cấp độ, tạo thành một cấu trúc cây với nhiều cấp độ khác nhau.
Funnel chart – Biểu đồ phễu
Là biểu đồ dùng để trực quan hóa các dữ liệu di chuyển trong một quy trình cụ thể. Trong biểu đồ phễu, giá trị của đối tượng giảm dần ở những giai đoạn tiếp theo của quy trình. Biểu đồ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động bán hàng, tuyển dụng, quy trình mua hàng của khách hàng,…
Gauge chart
Gauge chart (hay biểu đồ đồng hồ) có hình dạng giống đồng hồ với kim chỉ hoặc đoạn đường trượt biểu thị giá trị. Đây là biểu đồ Data Visualization để thể giá trị theo cách định lượng. Bằng cách tô màu cho phạm vi dữ liệu cụ thể, người nhìn có thể hiểu được mức độ đạt KPI so với mục tiêu đã đặt ra.
Histogram – Biểu đồ tần suất
Histogram là một trong những biểu đồ dùng trong Data Visualization thể hiện tần suất của dữ liệu dạng cột hay bằng hình chữ nhật. Trong đó, trục tung thể hiện tần số của biến xuất hiện và trục hoành thể hiện giá trị của biến. Biểu đồ này dùng để thể hiện ước tính về vị trí các giá trị tập trung, điểm cực đại, khoảng trống hoặc điểm bất thường.
Heat map – Biểu đồ nhiệt
Heat map được dùng để mô tả giá trị cho các biến đang được quan tâm trên hai trục dưới dạng những ô vuông màu. Các biến được thể hiện dưới dạng bar chart hoặc histogram và màu của mỗi ô cho biết giá trị của biến trong phạm vi ô tương ứng.
Line chart – Biểu đồ đường
Line chart là điểu đồ dùng trong Data Visualization để minh họa những thay đổi theo thời gian. Trục hoành thường là đại lượng thời gian, trục tung là số lượng. Biểu đồ đường thường dùng để thể hiện xu hướng, phân tích dữ liệu đã thay đổi như thế nào theo thời gian. Độ dốc của đường trên biểu đồ cho biết sự thay đổi của giá trị, với độ dốc hướng lên thể hiện sự tăng, trong khi độ dốc hướng xuống cho biết sự giảm.
Map – Bản đồ
Bản đồ là phương pháp để phân tích và hiển thị những thông tin liên quan đến địa lý. Map giúp trình bày dữ liệu chính xác trên bản đồ vùng, khu vực hoặc quốc gia cụ thể. Thông tin có thể ở dạng 2D, 3D, tĩnh hoặc động để mang đến sự trực quan nhất.
Scatter plot chart – Biểu đồ tán xạ
Biểu đồ dùng trong Data Visualization – Scatter plot chart là một công cụ hữu ích để nhanh chóng xác định sự tương quan tiềm năng giữa các điểm dữ liệu. Biểu đồ này thường được sử dụng để thể hiện các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, trong đó mối tương quan được biểu diễn bằng các dấu chấm tròn đại diện cho hai biến: biến phụ thuộc thường được đặt trên trục tung, và biến độc lập được đặt trên trục hoành.
Sankey Diagram
Là sơ đồ dòng để nhấn mạnh dòng hoặc chuyển động hoặc thay đổi từ trạng thái này đến trạng thái khác. Trong đó, chiều rộng của mũi tên được thể hiện có tỉ lệ thuận với tốc độ dòng của thuộc tính mở rộng. Mỗi mũi tên có thể đại diện cho bất kỳ đại lượng nào có thể đo lường được, và do đó, kích thước của mũi tên thường phản ánh lượng thông tin hoặc quá trình chuyển đổi.
Spline chart
Spline chart là một biến thể của biểu đồ đường. Sự khác nhau giữa Spline chart so với biểu đồ đường là các điểm chấm được kết nối với nhau thông qua đường cong để thể hiện dữ liệu bị thiếu.
Pie chart – Biểu đồ tròn
Pie chart là một trong những biểu đồ dùng trong Data Visualization phổ biến nhất. Biểu đồ tròn thường được sử dụng theo tỷ lệ và tỷ lệ % giữa các đối tượng. Hình tròn của biểu đồ được chia thành các phần, mỗi chiều dài cung tròn đại diện cho từng danh mục và tổng vòng tròn thể hiện dữ liệu 100%.
Stacked area chart – Biểu đồ vùng xếp chồng
Stacked area chart là biểu đồ phức hợp của loại Area graphs và thường được sử dụng để biểu diễn các số nguyên, vì chúng không thể thể hiện giá trị âm. Người dùng sử dụng biểu đồ để so sánh nhiều biến đã thay đổi như thế nào trong một khoảng thời gian cụ thể.
Stacked column chart – Biểu đồ cột/thanh xếp chồng
Stacked column chart là một biểu đồ dùng trong Data Visualization để thể hiện giá trị ở dạng cột và có xếp chồng giá trị của nhiều đại lượng. Biểu đồ này được dùng để thể hiện chuỗi dữ liệu và muốn nhấn mạnh vào tổng số. Đồng thời, bạn cũng có thể dùng biểu đồ để so sánh danh mục con trong dữ liệu phân loại hay tỷ lệ %.
Treemap chart
Treemap chart mang đến sự hữu ích khi bạn muốn so sánh tỷ lệ các dữ liệu trong cùng một cấp bậc. Biểu đồ này không thể hiện được cấp bậc từ cao nhất xuống thấp nhất mà sử dụng để hiển thị số lượng từng danh mục thông qua kích thước. Mỗi danh mục trong đó được thể hiện bằng một khu vực hình chữ nhật và danh mục con trong đó.
Word cloud chart
Word cloud chart, hay biểu đồ đám mây cho phép bạn trực quan hóa dữ liệu văn bản. Giá trị văn bản được thể hiện tương ứng với kích thước của chúng dựa trên giá trị đo. Những thước đo được áp dụng có thể là bất kỳ điều gì bạn muốn đo lường như thời gian, mức độ quan trọng, ngữ cảnh…
Waterfall Charts – Biểu đồ thác nước
Waterfall Charts là biểu đồ đặc biệt trong nhóm biểu đồ cột và được sử dụng để thể hiện vị trí ban đầu đã tăng hoặc giảm như thế nào qua hàng loạt các thay đổi. Cột đầu tiên và cuối cùng của biểu đồ thể hiện tổng giá trị và các cột ở giữa được thả lơ lửng.
Bài viết đã cung cấp về các biểu đồ dùng trong Data Visualization phổ biến, giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của từng loại biểu đồ cũng như cách sử dụng chúng. Việc nắm vững các loại biểu đồ là một kỹ năng quan trọng giúp truyền đạt thông tin hiệu quả, tóm tắt dữ liệu phức tạp, so sánh và phân tích dữ liệu, dự đoán xu hướng, và làm cho dữ liệu trở nên hấp dẫn hơn. Ngoài ra, khi làm việc với dữ liệu còn rất nhiều kỹ năng cũng như kiến thức cần được trang bị, hãy đăng ký ngay Khóa học phân tích dữ liệu kinh doanh tại Mastering Data Analytics ngay hôm nay để biến việc phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.